Quỹ dự phòng rủi ro

Nếu không thể thực thi việc thanh lý bắt buộc ở mức giá tốt hơn giá phá sản, quỹ dự phòng rủi ro sẽ được sử dụng để bù đắp những tổn thất này, nhờ đó làm giảm khả năng tự động giảm đòn bẩy.

Số dư quỹ dự phòng rủi ro tăng lên từ số tiền thặng dư sau khi toàn bộ vị thế thanh lý tiếp quản được thực thi trên thị trường với mức giá tốt hơn giá phá sản.

 

Ví dụ: một nhà giao dịch nắm giữ vị thế mua 1000 hợp đồng (1 BTC) trong XBTUSDTM, với tỷ lệ ký quỹ vị thế là 1000 USDT, giá đầu vào là 40.000, đòn bẩy 40 lần và tỷ lệ ký quỹ duy trì tương ứng là 0,4%.

Giá thanh lý bắt buộc được tính như sau: 40000 * [1 - (2.5% - 0.4%)] = 39160.

Giá phá sản được tính như sau: 40000 * (1 - 2,5%) = 39000.

Khi giá đánh dấu giảm xuống 39160, vị thế này sẽ buộc phải thanh lý.

Khi vị thế được đóng ở bất kỳ mức giá nào trên 39000, chẳng hạn như đóng ở mức 39.100, số tiền ký quỹ còn lại sẽ được thêm vào quỹ dự phòng rủi ro.

Khi vị thế được đóng ở mức giá dưới 39000 USD, chẳng hạn như 38850 USD và khoản lỗ thực tế sau khi thanh lý bắt buộc là 150 USDT, khoản lỗ phát sinh từ số dư âm là 150 USDT (lỗ thực tế - ký quỹ vị thế). Khoản lỗ 150 USDT này sẽ được quỹ dự phòng rủi ro chi trả.

Nhà giao dịch có thể xem số dư hiện tại và lịch sử trong quỹ dự phòng rủi ro. Lưu ý: Trong thị trường giao sau, do mỗi hợp đồng có rủi ro và tác động riêng biệt đến quỹ dự phòng rủi ro nên số dư quỹ dự phòng rủi ro được hiển thị tổng hợp theo loại tiền thanh toán, nhưng quỹ dự phòng rủi ro của hợp đồng được phân bổ độc lập. KuCoin Giao sau bảo lưu quyền diễn giải cuối cùng đối với sản phẩm.

 

Bắt đầu giao dịch giao sau ngay!

blobid0.png

 

Hướng dẫn về KuCoin Giao sau:

Hướng dẫn phiên bản web

Hướng dẫn phiên bản ứng dụng

 

Cảm ơn bạn đã ủng hộ!

Đội ngũ KuCoin Giao sau

 

Lưu ý: Người dùng từ các quốc gia và khu vực bị hạn chế sẽ không thể mở giao dịch giao sau.