Top những sai lầm phổ biến khi giao dịch Futures với đòn bẩy và cách tránh

Top những sai lầm phổ biến khi giao dịch Futures với đòn bẩy và cách tránh

Nâng cao
    Top những sai lầm phổ biến khi giao dịch Futures với đòn bẩy và cách tránh

    Tránh những sai lầm thường gặp trong giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Trading) với đòn bẩy cao bằng cách sử dụng các mẹo thực tế và chiến lược quản lý rủi ro được thiết kế dành cho các nhà giao dịch tiền điện tử đã được chứng minh. Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch giao dịch thông minh, sử dụng lệnh cắt lỗ (Stop-loss) hiệu quả và tận dụng các công cụ mạnh mẽ của KuCoin để bảo vệ khoản đầu tư trong thị trường tiền điện tử đầy biến động.

    Giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Trading) liên quan đến đòn bẩy (leverage) cao. Tính năng này có khả năng thúc đẩy lợi nhuận nhưng đồng thời cũng khuếch đại thua lỗ nếu không cẩn thận. Là một nhà giao dịch tiền điện tử, bạn cần có kế hoạch rõ ràng và chiến lược quản lý rủi ro vững chắc để thành công. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách tránh những sai lầm phổ biến và giao dịch thông minh trên KuCoin. Chúng tôi sẽ giải thích những lỗi sai thường gặp, đưa ra lời khuyên bảo mật thực tế và hướng dẫn bạn cách sử dụng các công cụ nâng cao của KuCoin, bao gồm lệnh Chốt Lời (Take Profit) và lệnh Cắt Lỗ (Stop Loss) để giúp vượt qua những thách thức trong giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử (Crypto Futures Trading). 

     

    Đòn bẩy trong giao dịch hợp đồng tương lai (Crypto Futures) là gì?

    Giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử (Crypto Futures Trading) liên quan đến các hợp đồng phái sinh (derivative contract), trong đó bạn đồng ý mua hoặc bán một số lượng tiền điện tử nhất định với mức giá cố định vào một ngày cụ thể trong tương lai mà không cần sở hữu tài sản ngay lập tức. Đòn bẩy trong giao dịch hợp đồng tương lai cho phép bạn sở hữu các vị thế lớn chỉ với số vốn nhỏ, thông qua đó khuếch đại cả lợi nhuận tiềm năng lẫn rủi ro thua lỗ. Ví dụ, khi sử dụng đòn bẩy 10x, một biến động giá nhỏ có thể dẫn đến lợi nhuận — hoặc rủi ro thua lỗ lớn hơn gấp mười lần so với khi giao dịch mà không có đòn bẩy. 

     

    Đòn bẩy hoạt động như thế nào trong giao dịch Futures?

    Đòn bẩy hoạt động bằng cách cho phép nhà giao dịch vay vốn để nâng cao mức độ tiếp xúc với thị trường khi giao dịch. Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1.000 đô la với đòn bẩy 10x trên KuCoin, bạn sẽ kiểm soát một vị thế giao dịch trị giá 10.000 đô la. Điều này có nghĩa là một biến động 5% trên thị trường có thể dẫn đến sự thay đổi 50% trong giá trị khoản đầu tư của bạn. Tuy nhiên, những khoản lợi nhuận được khuếch đại này cũng gắn liền với nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn. Để tránh những sai lầm phổ biến, nhà giao dịch cần có kế hoạch rõ ràng, sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ (stop-loss) và lệnh chốt lời (take profit), đồng thời theo dõi vị thế một cách chặt chẽ. Thông qua việc thiết lập tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (risk-to-reward ratios) hợp lý và tránh sử dụng đòn bẩy quá mức, bạn có thể tận dụng hiệu quả đòn bẩy trong khi đó vẫn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn. 

     

    Ưu điểm của việc sử dụng đòn bẩy trong giao dịch Futures

    • Tăng sức mua: Đòn bẩy cho phép kiểm soát một vị thế lớn hơn nhiều so với số vốn thực tế của nhà giao dịch. Ví dụ, với đòn bẩy 10x, khoản đầu tư 1.000 đô la cho phép kiểm soát một vị thế trị giá 10.000 đô la. Trong trường hợp Bitcoin đang giao dịch ở mức 30.000 đô la, bạn có thể kiểm soát khoảng 0.33 BTC. Điều này sẽ giúp tận dụng được các biến động thị trường mà thông thường khi chỉ có một số vốn nhỏ, nhà giao dịch có thể sẽ bỏ lỡ.

    • Tiềm năng lợi nhuận cao: Khi thị trường di chuyển theo xu hướng tích cực, việc sử dụng đòn bẩy có thể thúc đẩy lợi nhuận đáng kể. Ví dụ, nếu vị thế có đòn bẩy tăng 5%, với đòn bẩy 10x, mức tăng này tương đương với lợi nhuận 50% trên vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng lợi nhuận cao hơn có thể đi kèm với rủi ro cao hơn.

    • Tiếp cận đa dạng thị trường: Đòn bẩy giúp giao dịch những tài sản mà nếu chỉ dựa vào vốn tự có sẽ có thể không đủ khả năng để tiếp cận. Điều này mở rộng cơ hội đầu tư, cho phép giao dịch hợp đồng tương lai của nhiều loại tiền điện tử hoặc các tài sản khác mà thông thường yêu cầu khoản đầu tư lớn. Nhờ đó, nhà giao dịch có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư thay vì chỉ tập trung vào một loại tài sản duy nhất.

    Rủi ro đòn bẩy trong giao dịch Futures

    • Khuếch đại thua lỗ: Song song với khả năng nhân đôi lợi nhuận, đòn bẩy cũng có thể làm tăng tổn thất tiềm ẩn. Ví dụ, nếu sử dụng đòn bẩy 10x và thị trường di chuyển ngược lại 10% thì toàn bộ khoản đầu tư ban đầu có thể bị xóa sạch. Điều này có nghĩa là ngay cả những biến động nhỏ bất lợi cũng có thể gây ra tác động lớn đối với tài khoản của bạn.

    • Yêu cầu ký quỹ: Giao dịch với đòn bẩy cao đòi hỏi bạn phải duy trì mức vốn sở hữu tối thiểu, được gọi là ký quỹ. Nếu vốn chủ sở hữu trong tài khoản của bạn giảm xuống dưới ngưỡng này do những biến động bất lợi của thị trường, bạn có thể phải đối mặt với lệnh gọi ký quỹ, buộc bạn phải gửi thêm tiền hoặc vị thế của bạn bị thanh lý. Ví dụ: nếu thị trường suy thoái đột ngột làm giảm đáng kể vốn chủ sở hữu trong tài khoản của bạn, bạn có thể buộc phải bán tài sản của mình với mức lỗ để đáp ứng yêu cầu ký quỹ.

    • Margin Call (Lệnh gọi ký quỹ): Khi giao dịch với đòn bẩy cao, nhà giao dịch phải duy trì một mức vốn tối thiểu được gọi là ký quỹ (margin). Nếu số dư tài khoản giảm xuống dưới mức ký quỹ do biến động thị trường bất lợi, lúc này nhà giao dịch có thể nhận margin call (lệnh gọi ký quỹ), yêu cầu phải nạp thêm tiền hoặc nguy cơ bị thanh lý vị thế. Ví dụ, nếu một đợt giảm giá đột ngột làm cho số dư tài khoản giảm mạnh, bạn có thể phải bán tài sản với giá thấp để đáp ứng yêu cầu ký quỹ.

    • Biến động cao: Thị trường tiền điện tử đặc trưng với các biến động giá nhanh và khó dự đoán, đặc biệt nguy hiểm khi giao dịch với đòn bẩy cao. Giả sử nhà giao dịch đang vào một vị thế có đòn bẩy trong thời gian thị trường xuất hiện nhiều tin tức quan trọng, khi đó giá tài sản dao động mạnh. Chính sự biến động này có thể làm cho vị thế bị thanh lý ở mức thua lỗ lớn nếu nhà giao dịch không chủ động điều chỉnh lệnh cắt lỗ (stop-loss) phù hợp. Điều này cho thấy ngay cả những giai đoạn biến động ngắn của thị trường cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ lớn khi sử dụng đòn bẩy.

    Theo báo cáo tháng 9/2024 của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Ấn Độ (Securities and Exchange Board of India - SEBI), có gần 93% nhà giao dịch Futures mới phải đối mặt với thua lỗ do quản lý rủi ro kém và lạm dụng đòn bẩy. Những số liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ kỷ luật khi giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử với đòn bẩy cao. 

     

    10 sai lầm phổ biến khi sử dụng đòn bẩy cao trong giao dịch Futures

     

    Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất mà các nhà giao dịch mắc phải cùng với các lời khuyên thực tế để phòng tránh chúng. 

     

    1. Giao dịch mà không có kế hoạch rõ ràng

    Không có một chiến lược giao dịch rõ ràng tương tự như việc lái xe mà không có bản đồ—bạn có thể dễ dàng lạc đường và đưa ra các quyết định bốc đồng dẫn đến thua lỗ lớn. Khi không có kế hoạch, nhà giao dịch có thể chỉ dựa phỏng đoán và cảm tính, dẫn đến giao dịch thiếu nhất quán và bỏ lỡ cơ hội. 

     

    Giả sử Bitcoin đang giao dịch ở mức 100.000 đô la, bạn tự nhận thấy mức giá này đang tăng ổn định. Sau đó bạn quyết định mua 0.1 BTC ở mức 101.000 đô la mà không đặt điểm thoát lệnh (exit point) hoặc lệnh cắt lỗ (stop-loss). Bất ngờ, một tin tức tiêu cực dẫn đến hoạt động bán tháo ồ ạt trên thị trường, đẩy giá Bitcoin xuống 98.000 đô la. Khi tâm lý hoảng sợ, bạn bắt đầu bán 0.1 BTC ở mức giá thấp hơn, dẫn đến khoản lỗ 300 đô la—tương đương 9,7% chỉ trong một giao dịch. Tình huống này cho thấy tầm quan trọng của việc có một kế hoạch rõ ràng và các mục tiêu được xác định trước để tránh những sai lầm đắt giá. 

     

    Cách chuẩn bị một chiến lược giao dịch được xác định rõ ràng

    • Phát triển chiến lược giao dịch: Xác định mục tiêu tài chính, điểm vào và thoát (entry and exit point), cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

    • Ghi chép kế hoạch: Xây dựng một nhật ký giao dịch hoặc ghi lại kế hoạch cụ thể để có thể xem xét và điều chỉnh thường xuyên.

    • Tuân thủ kế hoạch: Tránh thay đổi chiến lược của bạn theo cảm xúc nhất thời, ngay cả khi thị trường đang không ổn định.

    2. Sử dụng quá nhiều đòn bẩy: Lạm dụng đòn bẩy khi giao dịch

    Sử dụng đòn bẩy quá mức có thể giúp nâng cao lợi nhuận tiềm năng nhưng đồng thời cũng khuếch đại rủi ro thua lỗ một cách đáng kể. Khi lạm dụng đòn bẩy, ngay cả những biến động nhỏ trên thị trường cũng có thể dẫn đến khoản lỗ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn và làm cho toàn bộ số vốn gặp nguy hiểm. 

     

    Giả sử bạn đầu tư 100 đô la vào Ethereum với đòn bẩy 20x, có nghĩa là bạn đang kiểm soát một vị thế trị giá 2.000 đô la. Nếu giá ETH giảm 5%, khoản lỗ sẽ là 100 đô la, điều này đồng nghĩa là toàn bộ số vốn ban đầu bị xóa sạch chỉ với một biến động nhỏ của thị trường. 

     

    Cách tránh rủi ro lạm dụng đòn bẩy

    • Xác định giới hạn: Bắt đầu với mức đòn bẩy thấp và chỉ tăng dần khi bạn có kinh nghiệm.

    • Giao dịch dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro: Không nên mạo hiểm hơn 1–2% tổng số vốn trong một giao dịch.

    • Sử dụng công cụ đòn bẩy của KuCoin: Nền tảng của KuCoin cung cấp các công cụ cài đặt giúp bạn giới hạn đòn bẩy theo mức độ chấp nhận rủi ro cá nhân.

    3. Không sử dụng lệnh cắt lỗ ((Stop-Loss Orders)

    Nếu không có lệnh cắt lỗ (stop-loss order), một biến động thị trường đột ngột có thể xóa sạch vị thế giao dịch trước khi bạn kịp phản ứng. Do đó, thiếu một cơ chế bảo vệ tự động dẫn đến nguy cơ số vốn của bạn bị ảnh hưởng bởi những biến động khó lường của thị trường. 

     

    Giả sử bạn mua 2 ETH ở mức 2.500 đô la mỗi ETH mà không đặt lệnh cắt lỗ. Bất ngờ, một tin tức tiêu cực dẫn đến giá Ethereum giảm mạnh xuống 2.000 đô la mỗi ETH. Vì không có điểm thoát tự động, bạn buộc phải bán 2 ETH ở mức giá thấp hơn, tổn thất 500 đô la mỗi ETH, tổng cộng 1.000 đô la, tức là giảm 20% so với khoản đầu tư ban đầu. 

     

    Cách sử dụng lệnh cắt lỗ hiệu quả

    • Luôn đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss order): Trước khi vào lệnh, hãy xác định mức giá cắt lỗ để giới hạn rủi ro thua lỗ.

    • Cân nhắc sử dụng lệnh dừng lỗ tự động (Trailing Stop): Lệnh này tự động điều chỉnh theo biến động thị trường, giúp nhà giao dịch khóa lợi nhuận khi giá tài sản di chuyển theo hướng có lợi.

    • Xem xét và điều chỉnh: Thường xuyên cập nhật lệnh cắt lỗ dựa trên mức độ biến động của thị trường.

    4. Hiểu sai về tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (Risk-to-Reward Ratio)

    Một tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (risk-to-reward ratio) kém có thể dẫn đến nguy cơ thua lỗ ngay cả khi tỷ lệ giao dịch thắng cao. Nhiều nhà giao dịch đánh giá thấp rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng, dẫn đến các giao dịch không xứng đáng với mức rủi ro mà họ phải chịu. 

     

    Giả sử bạn thực hiện một giao dịch với Solana, trong đó bạn mạo hiểm rủi ro là 100 đô la để kiếm được chỉ 50 đô la lợi nhuận. Nếu bạn thực hiện 100 giao dịch như vậy với tỷ lệ thắng 60%, bạn sẽ thắng 60 lần và thua 40 lần. Tổng lợi nhuận sẽ là 60 × 50 đô la = 3.000 đô la, tuy nhiên tổng thua lỗ là 40 × 100 đô la = 4.000 đô la. Như vậy, kết quả bạn vẫn lỗ 1.000 đô la, mặc dù tỷ lệ thắng lên tới 60%. Ví dụ này là minh chứng cho việc khi tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận không hợp lý, lợi nhuận sẽ không đủ để bù đắp khoản tổn thất theo thời gian.

     

    Cách quản lý tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận trong giao dịch hợp đồng tương lai

    • Phân tích từng giao dịch: Trước khi thực hiện giao dịch, cần đánh giá xem lợi nhuận tiềm năng có lớn hơn rủi ro hay không.

    • Nhắm đến tỷ lệ tối thiểu là 2:1: Điều này có nghĩa là bạn kỳ vọng lợi nhuận ít nhất gấp 2 lần số tiền có thể thua lỗ trong mỗi giao dịch.

    • Ghi chép lịch sử giao dịch: Theo dõi tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận theo thời gian để tìm ra chiến lược hiệu quả nhất.

    5. Giao dịch cảm tính: Để cảm xúc chi phối quyết định

    Khi để nỗi sợ hãi và tham lam (fear and greed) ảnh hưởng đến quyết định giao dịch, bạn có thể hành động một cách bốc đồng như đuổi theo thua lỗ (chasing losses) hoặc giao dịch quá mức (overtrading) khi thị trường đang bước vào giai đoạn hưng phấn. Giao dịch cảm tính dẫn đến các quyết định không nhất quán và rủi ro không cần thiết. 

     

    Ví dụ bạn có một tài khoản 10.000 đô la và chiến lược kỷ luật của bạn là chỉ mạo hiểm 2% vốn (tương đương 200 đô la) cho mỗi giao dịch. Sau khi đã có lợi nhuận trong ba giao dịch liên tiếp, mỗi giao dịch mang về 150 đô la, bạn trở nên quá tự tin và quyết định mạo hiểm lên 5% (500 đô la) cho giao dịch tiếp theo để kiếm lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, giao dịch này đi ngược lại với dự đoán, dẫn đến việc mất toàn bộ 500 đô la và xóa sạch toàn bộ lợi nhuận trước đó của bạn.

     

    Cú sốc từ khoản lỗ này làm bạn hoảng sợ và thực hiện bán tháo các vị thế còn lại, chấp nhận một khoản lỗ nhỏ khác, mặc dù sau đó thị trường phục hồi trở lại và bạn tiếp tục bỏ lỡ cơ hội kiếm lại lợi nhuận. Tình huống này cho thấy rằng khi bạn phá vỡ nguyên tắc quản lý rủi ro và để cảm xúc lấn át, tổn thất có thể gia tăng nhanh chóng và dẫn đến mất cơ hội giao dịch tốt hơn. 

     

    Cách tránh giao dịch cảm tính

    • Tuân thủ kế hoạch: Luôn bám sát chiến lược giao dịch, bất kể thị trường có biến động như thế nào.

    • Nghỉ ngơi khi cần: Nếu bạn cảm thấy bị chi phối bởi cảm xúc, bạn có thể rời màn hình một lúc để ổn định lại tâm lý.

    • Sử dụng công cụ tự động: Các công cụ như bot giao dịch hợp đồng tương lai (futures trading bots) của KuCoin có thể giúp loại bỏ yếu tố cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định.

    6. FOMO: Thiếu nghiên cứu và phân tích thị trường 

    Dựa vào cảm tính hoặc các tin tức chưa được xác thực trên mạng xã hội mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng có thể dẫn đến quyết định giao dịch thiếu cơ sở. Nhiều nhà giao dịch mới thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu, điều này làm cho họ dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động bất ngờ của thị trường. 

     

    Chẳng hạn bạn bắt gặp một đồng altcoin mới có tên NewCoin, đang được thổi phồng trên mạng xã hội và các diễn đàn tiền điện tử. Bị cuốn theo sự hào hứng, bạn quyết định đầu tư 1.000 đô la, mua 2.000 coin với giá 0,50 đô la mỗi coin mà không kiểm tra các yếu tố cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật. Khi sự cường điệu qua đi, thực tế thị trường lộ rõ và giá của NewCoin lao dốc xuống còn 0,15 đô la mỗi coin. Lúc này, số tiền đầu tư của bạn chỉ còn 300 đô la, đồng nghĩa với khoản lỗ 700 đô la, tất cả những tổn thất này chỉ vì bạn bỏ qua phân tích và chạy theo FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ). 

     

    Cách tránh FOMO trong giao dịch hợp đồng tương lai

    • Trang bị kiến thức: Dành thời gian tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, phân tích kỹ thuật và các yếu tố cơ bản.

    • Theo dõi nguồn tin tức uy tín: Luôn cập nhật thông tin từ các nguồn tin tức và phân tích đáng tin cậy trong lĩnh vực crypto.

    • Kiểm tra chiến lược trước khi giao dịch: Sử dụng tài khoản dùng thử (demo) hoặc giao dịch giả lập (paper trading) trên KuCoin để thực hành mà không cần rủi ro vốn thực.

    7. Bỏ qua yêu cầu ký quỹ và cảnh báo ký quỹ (Margin Call)

    Giao dịch hợp đồng tương lai (Futures) với đòn bẩy yêu cầu duy trì một mức ký quỹ nhất định. Nếu bỏ qua các yêu cầu này, nhà giao dịch có thể bị thanh lý đột ngột hoặc nhận margin call (lệnh gọi ký quỹ), yêu cầu đóng vị thế với mức tổn thất lớn. 

     

    Giả sử như bạn có tài khoản 1.000 đô la và sử dụng đòn bẩy 20x trên KuCoin để mở một lệnh mua (long) Bitcoin khi Bitcoin đang giao dịch ở 90.000 đô la, giúp bạn kiểm soát một vị thế trị giá 60.000 đô la (tương đương khoảng 0.67 BTC). Nếu giá Bitcoin giảm 5% xuống khoảng 88.500 đô la, vị thế của bạn mất khoảng 1.000 đô la giá trị, tức là toàn bộ ký quỹ bị xóa sạch. Điều này sẽ kích hoạt margin call (lệnh gọi ký quỹ), buộc KuCoin thanh lý vị thế của bạn với mức thua lỗ đáng kể. Khi đó, bạn có thể tránh tình huống này bằng cách duy trì một vùng đệm ký quỹ (margin buffer) —bằng cách sử dụng đòn bẩy thấp hơn hoặc duy trì thêm vốn trong tài khoản nhằm hấp thụ biến động thị trường. 

     

    Cách quản lý Margin Call hiệu quả

    • Theo dõi mức ký quỹ: Thường xuyên kiểm tra mức ký quỹ của bạn và nạp bổ sung tiền nếu cần.

    • Hiểu rõ Margin Call (Lệnh gọi ký quỹ): Tìm hiểu điều kiện kích hoạt margin call trên KuCoin và lên kế hoạch để phòng ngừa trước.

    • Duy trì vùng đệm ký quỹ (buffer): Giữ thêm vốn trong tài khoản để tránh bị yêu cầu bắt buộc thanh lý trong thời kỳ thị trường biến động mạnh.

    8. Giao dịch quá mức và theo đuổi thua lỗ

    Việc thực hiện quá nhiều giao dịch để bù đắp khoản tổn thất nhanh chóng hoặc tận dụng mọi cơ hội thị trường có thể dẫn đến kiệt sức và thua lỗ nhiều hơn. Giao dịch quá mức (overtrading) thường làm cho nhà giao dịch đưa ra quyết định kém chất lượng và tăng chi phí giao dịch. 

     

    Ví dụ tài khoản giao dịch của bạn có 5.000 đô la và bạn vừa lỗ 300 đô la trong một giao dịch Bitcoin. Để bù đắp khoản lỗ nhanh chóng, bạn vội vàng mở 3 giao dịch mới, mỗi giao dịch mạo hiểm 150 đô la. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục đi ngược lại dự đoán, khiến cả 3 giao dịch đều lỗ 150 đô la, tức tổng cộng 450 đô la. Ngoài ra, nếu mỗi giao dịch tốn 10 đô la phí, bạn mất thêm 30 đô la phí giao dịch. Tóm lại, thay vì kiểm soát tài khoản, bạn đã làm tăng tổng số tiền thua lỗ lên 780 đô la—gấp hơn 2,5 lần mức lỗ ban đầu (300 đô la). 

     

    Cách tránh giao dịch quá mức

    • Đặt giới hạn giao dịch hàng ngày (Daily Trade Limit): Xác định số lượng giao dịch tối đa hoặc tỷ lệ rủi ro tối đa mà bạn chấp nhận trong một ngày.

    • Tập trung vào các giao dịch chất lượng: Chỉ thực hiện giao dịch khi nó phù hợp với chiến lược của bạn, thay vì cố gắng nắm bắt mọi cơ hội trên thị trường.

    • Chấp nhận tổn thất: Hiểu rằng thua lỗ là một phần của giao dịch và không nên cố gắng gỡ gạc bằng cách mở các vị thế rủi ro hơn.

    9. Không theo dõi biến động của thị trường

    Thị trường tiền điện tử có tính biến động cao, và nếu bỏ qua những biến động giá nhanh, bạn có thể đánh giá sai rủi ro của giao dịch. Không theo dõi biến động thị trường có thể dẫn đến việc vào lệnh không đúng thời điểm và thua lỗ lớn. 

     

    Ví dụ, bạn có tài khoản 2.000 đô la và quyết định mở một vị thế có đòn bẩy cao trên Ethereum (ETH) khi giá ETH đang giao dịch ở 2.000 đô la. Sử dụng đòn bẩy 10x trên KuCoin, cho phép bạn kiểm soát một vị thế trị giá 20.000 đô la (tương đương 10 ETH). Bạn đặt lệnh cắt lỗ ở 1.900 đô la, vì cho rằng thị trường chỉ có biến động nhỏ trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, một tin tức quan trọng bất ngờ gây ra biến động cực mạnh, dẫn đến giá ETH giảm mạnh xuống 1.600 đô la. Do bạn không điều chỉnh lệnh cắt lỗ phù hợp với biến động gia tăng này, vị thế của bạn bị thanh lý ở mức khoảng 1.650 đô la. Hậu quả là bạn mất khoảng 350 đô la cho mỗi ETH, tổng cộng 3.500 đô la, vượt xa mức ký quỹ ban đầu và bị mất trắng.

     

    Cách sử dụng biến động thị trường để tối ưu giao dịch

    • Sử dụng chỉ báo biến động: Các công cụ như Average True Range (ATR) (Khoảng giao động thực tế trung bình) là một chỉ báo phổ biến có thể giúp bạn đo lường mức độ biến động của thị trường.

    • Điều chỉnh chiến lược: Khi thị trường có biến động mạnh, hãy giảm đòn bẩy hoặc mở rộng lệnh cắt lỗ (stop-loss) để tránh bị thanh lý sớm.

    • Luôn cập nhật tin tức: Theo dõi các sự kiện kinh tế và tin tức có thể ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường.

    10. Thiếu đa dạng hóa danh mục đầu tư

    Tập trung toàn bộ vốn vào một tài sản hoặc một chiến lược giao dịch duy nhất sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro. Vì khi đó, nếu một tài sản gặp sự cố, danh mục đầu tư của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dễ bị thua lỗ lớn. 

     

    Giả sử bạn có danh mục đầu tư trị giá 30.000 đô la và quyết định đầu tư hết vào hợp đồng tương lai Bitcoin (Bitcoin Futures) khi BTC đang giao dịch ở 100.000 đô la. Sử dụng đòn bẩy 10x, bạn kiểm soát một vị thế trị giá 300.000 đô la (khoảng 3 BTC). Bất ngờ, giá Bitcoin giảm mạnh 20% xuống còn 80.000 đô la. Vì toàn bộ danh mục đầu tư của bạn đều tập trung vào Bitcoin, đợt giảm giá này xóa sạch phần lớn vốn ký quỹ ban đầu, dẫn đến việc bạn chỉ còn lại một phần nhỏ trong tổng số vốn ban đầu. Chẳng hạn nếu bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách phân bổ một phần vốn vào hợp đồng tương lai Ethereum (Ethereum Futures) hoặc các tài sản không có mối liên quan trực tiếp, lúc này tác động từ đợt giảm giá của Bitcoin có thể được giảm thiểu, giúp bảo vệ giá trị danh mục đầu tư tổng thể. 

     

    Cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn

    • Đa dạng hóa giao dịch: Phân bổ vốn vào nhiều loại tiền điện tử và chiến lược giao dịch khác nhau.

    • Không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ: Nếu một giao dịch thất bại, danh mục đa dạng có thể giúp giảm thiểu tổn thất tổng thể.

    • Tái cân bằng thường xuyên: Xem xét và điều chỉnh danh mục định kỳ để duy trì tỷ lệ rủi ro hợp lý.

    Lời khuyên để giao dịch Futures với đòn bẩy cao trên KuCoin 

     

    KuCoin cung cấp nhiều tính năng giúp bạn quản lý rủi ro và tránh những sai lầm phổ biến khi giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Trading) với đòn bẩy cao. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để tận dụng tối đa các công cụ này: 

     

    • Lập kế hoạch giao dịch chi tiết: Bắt đầu bằng cách xây dựng chiến lược giao dịch rõ ràng với các điểm vào và thoát lệnh (entry and exit points) được xác định trước, mức độ rủi ro cụ thể và mục tiêu lợi nhuận có thể đo lường. Bảng điều khiển giao dịch (trading dashboard) trực quan của KuCoin giúp bạn dễ dàng thiết lập và theo dõi các thông số này, công cụ này đóng vai trò như bản hướng dẫn ngay cả khi thị trường biến động mạnh. Việc cập nhật kế hoạch thường xuyên giúp bạn luôn điều chỉnh theo xu hướng thị trường và mục tiêu tài chính của mình.

    • Tự động hóa quản lý rủi ro: Bảo vệ nguồn vốn của bạn bằng cách thiết lập lệnh cắt lỗ (stop-loss) và chốt lời (take-profit) tự động cho mỗi giao dịch. Nền tảng KuCoin cung cấp các công cụ quản lý rủi ro mạnh mẽ, bao gồm giám sát ký quỹ theo thời gian thực và kiểm soát đòn bẩy, giúp bạn giới hạn tổn thất và giảm thiểu tác động của giao dịch dựa trên cảm tính. Những công cụ này đảm bảo rằng mức độ rủi ro luôn nằm trong giới hạn bạn có thể chấp nhận được.

    • Thực hành và tự trau dồi kiến thức: Sử dụng môi trường giao dịch dùng thử (demo) của KuCoin để kiểm tra chiến lược của bạn mà không cần rủi ro vốn thực, giúp bạn xây dựng sự tự tin và tinh chỉnh phương pháp trong một môi trường không có rủi ro. Ngoài ra, KuCoin Learn cung cấp nhiều tài liệu giáo dục, bao gồm hướng dẫn và phân tích thị trường, giúp bạn luôn cập nhật các kỹ thuật giao dịch và xu hướng thị trường tiền điện tử—đây là yếu tố quan trọng để ra quyết định chính xác.

    • Tận dụng giao dịch tự động: Cân nhắc kết hợp các bot giao dịch tự động có sẵn trên KuCoin, chẳng hạn như Futures Grid bot (Bot giao dịch lưới hợp đồng tương lai), để thực hiện giao dịch theo các quy tắc đặt trước của bạn. Những bot này giúp duy trì sự nhất quán trong chiến lược của bạn bằng cách giảm thiểu các quyết định cảm tính, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường biến động mạnh. Cách tiếp cận có hệ thống này đảm bảo phản ứng nhanh với những thay đổi trên thị trường và giữ chiến lược giao dịch đúng hướng.

    • Theo dõi điều kiện thị trường: Luôn cập nhật thông tin thị trường bằng cách sử dụng nguồn tin tức theo thời gian thực của KuCoin và các công cụ chỉ báo kỹ thuật giúp bạn theo dõi xu hướng và đánh giá mức độ biến động. Thông qua việc theo dõi sát các tín hiệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược kịp thời và đưa ra quyết định sáng suốt để bảo vệ khoản đầu tư của mình, đặc biệt trong thị trường tiền điện tử biến động nhanh.

    Lời kết

    Giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Trading) với đòn bẩy có thể là một công cụ mạnh mẽ để khuếch đại lợi nhuận trên thị trường tiền điện tử, nhưng cũng đi kèm với rủi ro tiềm ẩn đáng kể. Khi bạn bắt đầu hoặc tiếp tục hành trình giao dịch trên KuCoin, điều quan trọng là phải hiểu rằng giao dịch với đòn bẩy cao không phù hợp với tất cả mọi người vì luôn có khả năng xảy ra thua lỗ lớn. Việc xây dựng kế hoạch giao dịch rõ ràng và quản lý rủi ro nghiêm ngặt sẽ giúp điều hướng thị trường biến động một cách hiệu quả hơn. Đừng quên đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss), duy trì tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (risk-to-reward ratio) hợp lý và tránh sử dụng đòn bẩy quá mức để bảo vệ vốn của bạn. 

     

    Hãy áp dụng việc tiếp cận một cách có kỷ luật bằng cách tuân thủ chiến lược, kiểm soát cảm xúc, đồng thời không ngừng học hỏi thông qua các tài nguyên như KuCoin Learn. Bên cạnh đó, đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu tác động của những biến động thị trường bất ngờ và theo dõi tình hình thị trường hiện tại nhằm điều chỉnh chiến lược khi mức độ biến động thay đổi. Các công cụ giao dịch tiên tiến và nền tảng thân thiện với người dùng của KuCoin được thiết kế để giúp bạn giao dịch thông minh hơn và an toàn hơn, nhưng lưu ý giao dịch thành công phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng, học hỏi liên tục và cam kết quản lý rủi ro một cách có trách nhiệm. Giao dịch hợp đồng tương lai với đòn bẩy cao luôn đi kèm với rủi ro cố hữu, vì vậy hãy giao dịch cẩn trọng và dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên trang này có thể được lấy từ bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc ý kiến của KuCoin. Nội dung này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin chung, không có bất kỳ đại diện hay bảo đảm nào dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không được hiểu là lời khuyên tài chính hay đầu tư. KuCoin sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào hoặc về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin này. Việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vui lòng đánh giá cẩn thận rủi ro của sản phẩm và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn dựa trên hoàn cảnh tài chính của chính bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụngTiết lộ rủi ro của chúng tôi.