MegaETH là gì? Khám phá Blockchain Layer-2 Ethereum được Vitalik hậu thuẫn

MegaETH là gì? Khám phá Blockchain Layer-2 Ethereum được Vitalik hậu thuẫn

Trung cấp
MegaETH là gì? Khám phá Blockchain Layer-2 Ethereum được Vitalik hậu thuẫn

MegaETH là một giải pháp Layer-2 sáng tạo trên Ethereum, mang đến tốc độ giao dịch siêu nhanh và hiệu suất blockchain theo thời gian thực, được hỗ trợ bởi những người tiên phong trong ngành như Vitalik Buterin. Bài viết này sẽ khám phá cách thức hoạt động của MegaETH, kiến trúc node tiên tiến, quy trình mint (đúc) NFT độc đáo cho bộ sưu tập The Fluffle và sự gắn kết mạnh mẽ với cộng đồng.

Thế giới Ethereum đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi việc ứng dụng blockchain ngày càng tăng, những hạn chế của mạng chính (mainnet) Ethereum chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn mạng và phí giao dịch cao đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về các giải pháp mở rộng quy mô. Đó là lúc MegaETH, một nền tảng Layer-2 (L2) tiên tiến trên Ethereum xuất hiện. Được ủng hộ bởi những nhà đầu tư nổi bật như Vitalik Buterin, MegaETH hứa hẹn mang lại khả năng xử lý giao dịch siêu nhanh, đạt được hiệu suất theo thời gian thực, cùng với kiến trúc node chuyên biệt mang tính đột phá. Những điều này nhằm thay đổi cách thức các ứng dụng phi tập trung (dApps) tương tác trên Ethereum. 

 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá MegaETH là gì, những tính năng chính, cách thức hoạt động của kiến trúc độc đáo và lý do sự hậu thuẫn từ Vitalik Buterin là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với hệ sinh thái này. Dù bạn là người mới tìm hiểu blockchain hay đã là một nhà đầu tư tiền điện tử đã có kinh nghiệm, hãy cùng khám phá cách MegaETH đang mở đường cho tương lai blockchain thời gian thực.

 

Giải pháp mở rộng Layer-2 MegaETH trên Ethereum là gì?

MegaETH là giải pháp Ethereum Layer-2 hiệu suất cao sắp ra mắt được thiết kế để giải quyết các thách thức về khả năng mở rộng lâu dài của Ethereum. Được khái niệm hóa vào năm 2022 và phát triển thông qua hoạt động gây quỹ thành công vào năm 2024, MegaETH tạo ra sự khác biệt nhờ khả năng đạt được tốc độ xử lý vượt quá 100.000 giao dịch mỗi giây (TPS) và thời gian tạo khối thấp tới 10 mili giây—với mục tiêu trong tương lai gần là 1 mili giây. 

 

Cốt lõi của MegaETH là mang đến trải nghiệm “real‑time blockchain” (“blockchain theo thời gian thực”). Điều này có nghĩa là thay vì phải chờ đợi vài giây hoặc thậm chí vài phút để giao dịch được xác nhận, người dùng và nhà phát triển có thể tương tác với các ứng dụng phi tập trung (dApps) nhanh chóng như khi sử dụng các ứng dụng Web2 truyền thống. Bằng cách ứng dụng công nghệ tiên tiến và kiến trúc độc đáo, MegaETH đang đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa blockchain và điện toán đám mây hiệu suất cao. 

 

Tầm quan trọng của sự ủng hộ từ Vitalik Buterin 

Hiếm có tên tuổi nào trong ngành công nghiệp blockchain có sức ảnh hưởng lớn như nhà đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin. Sự tham gia của ông vào MegaETH không chỉ đóng vai trò là một lá phiếu tín nhiệm mạnh mẽ mà còn nhấn mạnh tiềm năng của dự án trong việc định hình lại cách thức hoạt động của các giải pháp Layer-2. 

 

Sự hậu thuẫn của Vitalik kết hợp với các khoản đầu tư từ những công ty nổi bật như Dragonfly Capital và các nhà đầu tư thiên thần, cho thấy rằng MegaETH được xem là một lời giải khả thi cho vấn đề mở rộng quy mô của Ethereum. Đối với nhiều người trong cộng đồng, sự ủng hộ của ông là minh chứng cho tính khả thi của lộ trình kỹ thuật và tầm nhìn dài hạn của dự án. Khi Vitalik đầu tư vào một giải pháp Layer-2, đó là dấu hiệu cho thấy dự án này có tiềm năng mang lại những cải tiến về hiệu suất thực tế và thúc đẩy việc ứng dụng Ethereum rộng rãi hơn. 

 

Các tính năng chính của mạng lưới MegaETH

MegaETH nổi bật so với các giải pháp mở rộng khác nhờ một số tính năng sáng tạo: 

 

Tốc độ giao dịch siêu nhanh

MegaETH được thiết kế để xử lý hơn 100.000 giao dịch mỗi giây (TPS), một con số vượt xa nhiều giải pháp Layer-2 hiện tại. Khả năng đạt được thông lượng cực cao này rất quan trọng để hỗ trợ các thế hệ tiếp theo của các ứng dụng phi tập trung, bao gồm các nền tảng giao dịch tần suất cao, trò chơi thời gian thực và hơn thế nữa. 

 

Xử lý khối theo thời gian thực

Thời gian tạo khối trên nền tảng được tính bằng mili giây — hiện tại khoảng 10ms — với kế hoạch giảm xuống còn 1ms, điều đó trở thành cột mốc đầu tiên trong ngành. Khả năng xử lý nhanh chóng này là một bước tiến lớn giúp phản hồi của blockchain sánh ngang với các hệ thống truyền thống, từ đó cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng. 

 

Kiến trúc chuyên biệt hóa node (nút)

Các thành phần chính của MegaETH và cách chúng hoạt động | Nguồn: Sách trắng MegaETH 

 

Một trong những khía cạnh sáng tạo nhất của MegaETH là mô hình chuyên biệt hóa node. Thay vì yêu cầu tất cả các node trong mạng thực hiện nhiệm vụ, MegaETH phân chia node dựa trên các vai trò cụ thể: 

  • Sequencer Nodes (Node sắp xếp): Những node này được trang bị phần cứng hiệu suất cao (ví dụ: CPU 100 lõi, RAM 1–4 TB) và chịu trách nhiệm sắp xếp, thực thi các giao dịch.

  • Prover Nodes (Node chứng minh): Những node này tạo và xác minh các bằng chứng mật mã (bao gồm bằng chứng không tri thức - zero-knowledge proofs) bằng cách sử dụng phần cứng chuyên dụng như GPU hoặc FPGA. Thiết kế này góp phần giảm chi phí tính toán.

  • Replica (hoặc Full) Nodes (Node sao lưu hoặc node đầy đủ): Những node này xác minh bằng chứng thay vì thực hiện lại từng giao dịch. Với yêu cầu phần cứng thấp hơn (ví dụ: CPU 4–8 lõi, RAM 16 GB), chúng giúp đảm bảo rằng việc phi tập trung vẫn dễ tiếp cận đối với người dùng phổ thông.

Mô hình chuyên biệt hóa này cho phép MegaETH tối ưu hóa hiệu suất đồng thời duy trì sự phi tập trung mạnh mẽ — một sự cân bằng mà nhiều giải pháp mở rộng quy mô khác khó đạt được. 

 

Khả năng tương thích với Ethereum

MegaETH hoàn toàn tương thích với máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine (EVM)). Điều này đảm bảo rằng các nhà phát triển có thể triển khai hợp đồng thông minh với ít yêu cầu hoặc không cần chỉnh sửa, từ đó vừa tận dụng được hệ sinh thái vững chắc của Ethereum vừa hưởng lợi từ hiệu suất vượt trội. Ngoài ra, MegaETH sử dụng các lớp nền tảng như Ethereum để đảm bảo tính bảo mật và áp dụng các công nghệ bổ trợ (ví dụ: EigenDA để cung cấp dữ liệu) nhằm tăng cường khả năng mở rộng. 

 

Bộ sưu tập Fluffe NFT: Phương pháp gây quỹ độc đáo của MegaETH 

 

Bên cạnh những đổi mới công nghệ, MegaETH đã thu hút sự chú ý với bộ sưu tập NFT chủ lực mang tên “The Fluffe”. Bộ sưu tập này đại diện cho một cách tiếp cận mới mẻ của dự án nhằm gắn kết cộng đồng và gây quỹ: 

 

  • Limited Supply (Nguồn cung giới hạn): Bộ sưu tập bao gồm 10.000 NFT soulbound (không thể chuyển nhượng).

  • Mint Price (Giá đúc): Mỗi NFT được đúc với giá 1 ETH, đây là một nỗ lực gây quỹ đáng kể dựa trên điều kiện thị trường.

  • Whitelist-Only Minting (Đúc giới hạn theo danh sách trắng): Chỉ những địa chỉ ví được phê duyệt trước mới có thể tham gia, điều này đảm bảo cơ hội cho các thành viên và người ủng hộ trung thành trong cộng đồng.

  • Phased Minting (Đúc theo giai đoạn): Giai đoạn đầu tiên dành cho những người ủng hộ sớm với suất whitelist đảm bảo. Còn giai đoạn hai sẽ áp dụng hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.

  • Token Allocation Incentives (Phần thưởng phân bổ token): Người sở hữu NFT The Fluffe được đảm bảo nhận ít nhất 5% tỷ lệ phân bổ token và tỷ lệ này có thể tăng thêm khi các NFT “tiến hóa” theo thời gian.

Thông qua việc ra mắt bộ sưu tập NFT này, MegaETH đặt mục tiêu tránh các nhược điểm của mô hình airdrop truyền thống — vốn thường gây tranh cãi vì thu hút bot và các nhà đầu cơ không cam kết — thay vào đó, xây dựng một cộng đồng gắn kết thực sự và có “lợi ích thiết thực” trong dự án. 

 

Cách đúc NFT từ Bộ sưu tập The Fluff

Nguồn: MegaETH 

 

Mint NFT từ bộ sưu tập The Fluffle là một quy trình đơn giản, được thiết kế để đảm bảo chỉ những người ủng hộ chân thành và thực sự quan tâm đến cộng đồng mới có thể tham gia. Hãy làm theo hướng dẫn từng bước sau để sở hữu NFT soulbound độc đáo của bạn: 

 

Bước 1: Xác nhận tính đủ điều kiện tham gia

  • Kiểm tra danh sách trắng (Whitelist Check): Sự kiện mint The Fluffle chỉ dành cho những người trong danh sách trắng. Hãy bắt đầu bằng cách truy cập trang kiểm tra tính đủ điều kiện để xác nhận xem ví Ethereum của bạn có được phê duyệt trước hay không.

  • Đăng ký và liên kết mạng xã hội: Nếu bạn chưa nằm trong danh sách trắng, bạn có thể đăng ký ví và liên kết các tài khoản mạng xã hội của mình. Bước này giúp đội ngũ MegaETH xác minh sự quan tâm và cam kết thực sự của bạn.

Bước 2: Chuẩn bị ví tương thích với EVM 

Sử dụng ví tiền điện tử như MetaMask hoặc Rabby, các ví tương thích với Ethereum. Đảm bảo ví của bạn đã được nạp đủ số dư ETH cần thiết (nếu có) và đã kết nối đúng cách với nền tảng MegaETH. Bạn có thể mua Ethereum trên KuCoin và chuyển vào ví để sẵn sàng mint NFT. 

Hãy kiểm tra kỹ thông tin ví của bạn đã khớp với ví đã đăng ký trước đó hay chưa để tránh bất kỳ sự cố nào về điều kiện tham gia vào ngày mint (đúc).

 

Bước 3: Cập nhật thông tin về các giai đoạn mint

Giai đoạn 1 (Whitelist được đảm bảo):

  • Lịch trình dự kiến bắt đầu vào ngày 12 tháng 2, với số lượng NFT giới hạn (ví dụ: 5.000) dành riêng cho các địa chỉ ví người dùng có suất whitelist đảm bảo.

  • Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn có thể mint NFT trực tiếp — thường với mức giá cố định hoặc miễn phí như một dạng phần thưởng cho những người ủng hộ sớm.

Giai đoạn hai (Phân bổ ngẫu nhiên):

  • Ngày 13 tháng 2, các địa chỉ ví trong danh sách whitelist mở rộng sẽ có cơ hội mint thêm NFT (ví dụ: 3.500 NFT sẽ được phân bổ thông qua hình thức lựa chọn ngẫu nhiên).

  • Hãy đảm bảo bạn đã đăng ký sớm và làm theo các hướng dẫn từ đội ngũ MegaETH về việc tham gia chương trình quay số ngẫu nhiên.

Bước 4: Khai thác (Mint) trên nền tảng

  • Kết nối ví: Truy cập trang mint chính thức và kết nối ví tương thích với máy ảo EVM.

  • Làm theo hướng dẫn trên màn hình: Giao diện mint sẽ hướng dẫn bạn xác nhận kết nối ví và bắt đầu quá trình đúc.

  • Xác nhận giao dịch: Khi tiến hành mint, bạn cần phê duyệt giao dịch trong ví. Đồng thời, cần đảm bảo có đủ ETH để thanh toán phí gas và giá mint (nếu có).

  • Hoàn tất quá trình mint: Sau khi giao dịch được xác nhận trên blockchain, NFT sẽ được đúc và hiển thị trong ví của bạn. Lưu ý rằng NFT The Fluffle là soulbound — nghĩa là chúng sẽ gắn vĩnh viễn với ví và không thể chuyển nhượng.

Bước 5: Kiểm tra sau khi mint

  • Xác minh quyền sở hữu: Kiểm tra ví của bạn qua trình duyệt blockchain hoặc giao diện ví để xác nhận NFT The Fluffle đã được thêm vào bộ sưu tập.

  • Duy trì sự kết nối với cộng đồng: Tham gia các kênh cộng đồng của MegaETH và theo dõi các thông báo tiếp theo. Việc sở hữu NFT có thể mang lại những quyền lợi như phân bổ token trong tương lai hoặc các đợt airdrop tiềm năng.

Cách MegaETH L2 đạt được hiệu suất thời gian thực 

Tìm hiểu sâu hơn về công nghệ đứng sau MegaETH sẽ cho thấy một số đổi mới quan trọng: 

 

Tính toán trong bộ nhớ và cập nhật trạng thái thời gian thực

Các blockchain truyền thống thường gặp vấn đề về độ trễ do phụ thuộc vào cơ chế lưu trữ trên đĩa và phải tính toán lại trạng thái nhiều lần. MegaETH giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng tính năng tính toán trong bộ nhớ (in-memory computation) để lưu trữ trạng thái của blockchain. Nhờ giảm bớt sự phụ thuộc vào các phương tiện lưu trữ chậm hơn, mạng có thể cập nhật trạng thái gần như chính xác theo thời gian thực, góp phần rút ngắn đáng kể thời gian xác nhận giao dịch. 

 

Chuyên biệt hóa node: Tối ưu hiệu suất và duy trì tính phi tập trung

Các node Read (màu xanh lá) và Write (màu đỏ) khi cập nhật state root của MPT nhị phân | Nguồn: Sách trắng MegaETH 

 

Khái niệm chuyên biệt hóa node là yếu tố cốt lõi trong thiết kế của MegaETH. Dưới đây là cách mà mỗi loại node đóng góp vào hiệu suất của mạng:

 

  • Sequencer Nodes (Node sắp xếp): Các node này chịu trách nhiệm sắp xếp giao dịch, được vận hành trên phần cứng hiệu suất cao. Việc tập trung quy trình sắp xếp giao dịch vào một node mạnh mẽ giúp loại bỏ phần lớn chi phí dư thừa trong các giao thức đồng thuận truyền thống. Nhờ đó, ngay cả khi mạng hoạt động ở cường độ cao, các giao dịch vẫn được xử lý nhanh chóng.

  • Prover Nodes (Node chứng minh): Các node này thực hiện các tác vụ tính toán phức tạp, như tạo bằng chứng mật mã (proof generation) thông qua phần cứng chuyên dụng như GPU hoặc FPGA. Việc phân tách tác vụ này giúp giảm gánh nặng cho các node khác, đảm bảo ngay cả các node với phần cứng trung bình cũng không bị ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của mạng.

  • Replica Nodes (Node sao lưu hoặc node đầy đủ): Các node này xác minh bằng chứng thay vì phải thực hiện lại mọi giao dịch. Điều này giúp bất kỳ ai cũng có thể vận hành một full node mà không cần phần cứng chuyên dụng. Đây là yếu tố cốt lõi để duy trì tính phi tập trung, vì có thể giảm rào cản tham gia vào mạng.

Vượt qua giới hạn gas của block

Ngoài việc tăng tốc xử lý giao dịch, MegaETH còn phải đối mặt với giới hạn gas trong mỗi block (khối) — một thông số có thể giới hạn khối lượng công việc tính toán trên mỗi khối. Kiến trúc của MegaETH được thiết kế để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tránh bị giới hạn bởi mức trần gas. Thông qua các thiết kế sáng tạo và kỹ thuật tối ưu hóa mạnh mẽ, MegaETH có thể xử lý khối lượng lớn giao dịch mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung. 

 

Tác động của MegaETH đến hệ sinh thái Ethereum

Cách tiếp cận mở rộng quy mô của MegaETH dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động quan trọng cho hệ sinh thái Ethereum:

 

Trao quyền cho nhà phát triển

Bằng cách cung cấp khả năng hoàn tất giao dịch gần như tức thì và tương thích với các công cụ hiện có của Ethereum, MegaETH tạo ra môi trường lý tưởng để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) hiệu suất cao. Dù là trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), trò chơi (GameFi), hay các lĩnh vực mới nổi khác, các nhà phát triển đều có thể tận dụng khả năng xử lý thời gian thực của MegaETH để tạo ra những ứng dụng mượt mà và hấp dẫn hơn. 

 

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Đối với người dùng phổ thông, phí giao dịch thấp hơn và thời gian xác nhận nhanh hơn sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà và đáng tin cậy hơn. Trong các trường hợp như giao dịch vi mô (microtransactions), trò chơi thời gian thực, hoặc giao dịch tài chính nhanh, chỉ vài mili giây cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Việc tập trung vào xử lý thời gian thực, MegaETH giúp thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng của blockchain và kỳ vọng từ những ứng dụng Web2 truyền thống. 

 

Tăng cường tính phi tập trung

Mô hình chuyên biệt hóa node không chỉ tăng hiệu suất mà còn dân chủ hóa khả năng tham gia mạng lưới. Việc giảm yêu cầu phần cứng để vận hành full node giúp nhiều người dùng hơn có thể tham gia vào quá trình bảo mật mạng. Đây là sự cân bằng cần thiết giữa hiệu suất và tính phi tập trung, góp phần đảm bảo sự bền vững lâu dài của bất kỳ hệ sinh thái blockchain nào.

 

Xây dựng cộng đồng lành mạnh

Cơ chế gây quỹ bằng NFT sáng tạo thông qua bộ sưu tập The Fluffe đánh dấu một sự thay đổi so với các mô hình airdrop truyền thống, thông thường gây tranh cãi vì khai thác người dùng trong ngắn hạn. Bằng cách gắn việc phân bổ token với quyền sở hữu NFT, MegaETH khuyến khích sự tham gia chân thành từ cộng đồng và tôn vinh cam kết dài hạn thay vì những hành vi đầu cơ ngắn hạn. 

 

Lộ trình: Tương lai của MegaETH sẽ ra sao? 

MegaETH vẫn đang trong quá trình phát triển, với mạng devnet (mạng lưới dành cho nhà phát triển) đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng tiền mã hóa. Dưới đây là những cột mốc quan trọng đáng chú ý trong lộ trình phát triển của dự án:

 

  • Ra mắt mạng thử nghiệm công khai (Public Testnet): Dự kiến diễn ra vào đầu mùa thu năm 2025, giai đoạn này sẽ cho phép các nhà phát triển và những người dùng sớm thử nghiệm các tính năng của MegaETH trong môi trường thực tế.

  • Tối ưu hóa công nghệ: Đội ngũ MegaETH đang tập trung giảm thời gian tạo khối từ 10 mili giây xuống mục tiêu đột phá là 1 mili giây, một thành tựu có thể tái định nghĩa các tiêu chuẩn hiệu suất trong ngành blockchain.

  • Mở rộng hệ sinh thái: Không chỉ dừng lại ở các cải tiến kỹ thuật, MegaETH còn hướng tới việc phát triển cộng đồng nhà phát triển và người dùng vững mạnh. Các kế hoạch bao gồm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tổ chức sự kiện cộng đồng và khởi xướng thêm các dự án NFT để duy trì, đồng thời khuếch đại sức hút của hệ sinh thái.

  • Ra mắt mạng chính (Mainnet) và những bước tiến tiếp theo: Sau khi giai đoạn testnet công khai hoàn tất và các vấn đề quan trọng được giải quyết, MegaETH sẽ chính thức chuyển sang mạng chính (mainnet). Đây sẽ là lúc khả năng xử lý blockchain thời gian thực của MegaETH được kiểm chứng trong các tình huống thực tế với khối lượng giao dịch lớn.

Phần kết luận 

MegaETH đại diện cho một chương mới táo bạo trong hành trình mở rộng quy mô của Ethereum. Bằng cách kết hợp công nghệ tiên tiến với các phương pháp gây quỹ sáng tạo và sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ, MegaETH đang từng bước thực hiện cam kết xây dựng một blockchain thời gian thực. Với tốc độ giao dịch siêu nhanh, kiến trúc node chuyên biệt cân bằng giữa hiệu suất và tính phi tập trung, kết hợp với sự hậu thuẫn từ những nhà tiên phong trong ngành như Vitalik Buterin, MegaETH không chỉ đơn thuần là một giải pháp mở rộng Layer-2 — mà còn đóng vai trò là chất xúc tác tiềm năng cho làn sóng đổi mới phi tập trung tiếp theo. 

 

Đối với nhà phát triển, người dùng và nhà đầu tư, MegaETH mở ra cái nhìn thoáng qua về tương lai của blockchain — trong đó khả năng phản hồi nhanh chóng của hệ thống Web2 truyền thống hội tụ cùng tính bảo mật, phi tập trung và minh bạch của Ethereum. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tham gia vào các dự án tiền mã hóa và blockchain luôn đi kèm với rủi ro. Sự biến động thị trường, những bất ổn về quy định pháp lý và thách thức công nghệ là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của dự án. Khi MegaETH tiếp tục phát triển và đạt được các cột mốc quan trọng, việc luôn cập nhật thông tin và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ là yếu tố then chốt để điều hướng trong môi trường đầy biến động này. 

 

Đọc thêm

Câu hỏi thường gặp về MegaETH (FAQ)

1. MegaETH chính xác là gì?

MegaETH là một giải pháp mở rộng Layer-2 trên Ethereum, được thiết kế để cung cấp thông lượng cực cao và khả năng hoàn tất giao dịch gần như chính xác theo thời gian thực. MegaETH hoàn toàn tương thích với máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine (EVM)), nghĩa là các nhà phát triển có thể triển khai các hợp đồng thông minh Ethereum hiện có mà chỉ cần chỉnh sửa rất ít, đồng thời vẫn tận hưởng hiệu suất được cải thiện đáng kể.

 

2. Làm thế nào MegaETH đạt được tốc độ giao dịch cao như vậy?

MegaETH đạt được tốc độ xử lý hơn 100.000 giao dịch mỗi giây (TPS) nhờ Kiến trúc node chuyên biệt, chia thành: Sequencer (sắp xếp), Prover (chứng minh) và Replica (sao lưu). Chức năng tính toán trong bộ nhớ (in-memory computation), giúp xử lý giao dịch nhanh hơn và giảm độ trễ, với thời gian tạo khối được tính bằng mili giây. 

 

3. Bộ sưu tập NFT ‘The Fluffe’ của MegaETH là gì và tại sao nó quan trọng?

The Fluffe là bộ sưu tập NFT soulbound (không thể chuyển nhượng) chủ lực của MegaETH, được sử dụng để gây quỹ cộng đồng. Bộ sưu tập bao gồm 10.000 NFT với giá mint là 1 ETH mỗi NFT. Người sở hữu sẽ nhận được phần thưởng phân bổ token (token allocation incentive). Cách tiếp cận này giúp xây dựng cộng đồng gắn kết và tránh các hạn chế thường gặp ở các mô hình airdrop truyền thống.

 

4. Tại sao sự ủng hộ của Vitalik Buterin lại có ý nghĩa quan trọng đối với MegaETH?

Sự hậu thuẫn từ Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập Ethereum là một sự công nhận lớn trong lĩnh vực blockchain. Khoản đầu tư của ông thể hiện sự tin tưởng vào tiềm năng của MegaETH trong việc giải quyết các vấn đề mở rộng quy mô của Ethereum, đồng thời cải thiện trải nghiệm cho cả nhà phát triển và người dùng trên mạng lưới. 

 

5. Điểm khác biệt giữa MegaETH với các giải pháp Ethereum Layer 2 khác như Optimism hay Arbitrum là gì?

Khác biệt trong công nghệ mở rộng: Các giải pháp như Optimism hoặc Arbitrum thường sử dụng phương pháp rollup, trong khi MegaETH áp dụng: Chuyên biệt hóa node (node specialization), Xử lý trong bộ nhớ (in-memory processing). MegaETH hướng tới mục tiêu hoàn tất khối trong 1 mili giây, một tiêu chuẩn tham vọng vượt xa các đối thủ hiện đang có độ trễ cao hơn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên trang này có thể được lấy từ bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc ý kiến của KuCoin. Nội dung này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin chung, không có bất kỳ đại diện hay bảo đảm nào dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không được hiểu là lời khuyên tài chính hay đầu tư. KuCoin sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào hoặc về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin này. Việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vui lòng đánh giá cẩn thận rủi ro của sản phẩm và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn dựa trên hoàn cảnh tài chính của chính bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụngTiết lộ rủi ro của chúng tôi.