Tài chính phi tập trung (DeFi) là gì?

Tài chính phi tập trung (DeFi) là gì?

DeFi, hay Tài chính phi tập trung, là một hệ sinh thái gồm các ứng dụng tài chính ngang hàng được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain sử dụng các nguyên tắc tài chính.

DeFi, hay Tài chính phi tập trung là một hệ sinh thái gồm các ứng dụng tài chính ngang hàng P2P, có thể được sử dụng mà không cần thông qua trung gian. Bản chất này khác hoàn toàn với tài chính truyền thống. DeFi được phát triển dựa trên công nghệ blockchain sử dụng các nguyên tắc tài chính làm nền tảng, chẳng hạn như tín dụng (cho vay & vay), thanh toán, các công cụ phái sinh và trao đổi để giao dịch tài sản. Các nền tảng DeFi được thiết kế để đảm bảo quyền truy cập bình đẳng và công khai vào các dịch vụ cho tất cả người dùng. Vào lúc cao điểm tháng 12/2021, tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các giao thức DeFi trên các blockchain hàng đầu đã vượt quá 256 tỷ USD, tăng gần bốn lần trong vòng một năm. 

 

Nghe có vẻ hơi phức tạp? Đừng lo. Hướng dẫn chi tiết này sẽ đi sâu vào DeFi và hệ sinh thái liên quan, từ lịch sử cho đến đến các nguyên tắc tài chính, các giao thức đang hoạt động hiệu quả nhất và cả về triển vọng trong tương lai.

 

Nếu chúng ta quay ngược thời gian, “tiền tệ” đã trải qua nhiều hình dạng và hình thức, nhưng trường hợp sử dụng chính yếu nhất vẫn là để mua hàng hóa và dịch vụ. Khi quy mô của các nền kinh tế tăng lên, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các công cụ tài chính khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển.

 

Tầm quan trọng của DeFi

Một trong những công cụ tài chính sớm nhất là tín dụng, tức là cho người dùng và doanh nghiệp vay tiền với lãi suất xác định trước. Ngay sau đó, chúng ta đã chứng kiến ​​một số cải tiến đối với mô hình kinh doanh, dẫn đến việc các ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp những dịch vụ khác nhau.

 

Tập trung hóa không mang lại sự tin tưởng 

Vấn đề lớn nhất với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính dạng này là tập trung hóa và thiếu tin tưởng. Xuyên suốt lịch sử, chúng ta đã chứng kiến ​​nhiều cuộc khủng hoảng tài chính và siêu lạm phát ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu.

 

Không phải ai cũng có thể truy cập các dịch vụ tài chính truyền thống 

Vấn đề lớn thứ hai là khả năng truy cập. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng 1,7 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới vẫn chưa có tài khoản ngân hàng; họ không thể tiếp cận ngay cả những công cụ tài chính cơ bản nhất, chẳng hạn như tài khoản tiết kiệm hoặc khả năng vay tiền.

 

DeFi mở ra khả năng truy cập vào các công cụ tài chính 

Công nghệ blockchain đã đưa tiền tệ ra khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng trung ương và chính phủ, và DeFi cũng đang làm điều tương tự với tài chính truyền thống, nó mang đến cho mọi người quyền truy cập mở vào các công cụ tài chính.

 

Giờ đây với các sản phẩm DeFi, bạn có thể vay tiền trong vòng chưa đầy 3 phút, mở tài khoản tiết kiệm gần như ngay lập tức, gửi thanh toán trên toàn thế giới với tốc độ cực nhanh và đầu tư vào công ty yêu thích của bạn thông qua chứng khoán được mã hóa bất kể bạn đang ở đâu trên toàn thế giới.

 

Cách Tài chính phi tập trung (DeFi) hoạt động? 

Ứng dụng DeFi hoạt động trên các mạng blockchain được hỗ trợ bởi hợp đồng thông minh, các chương trình được lưu trữ trên một blockchain. Bạn có thể xem hợp đồng thông minh là một chương trình đại diện cho một tập hợp các thỏa thuận kỹ thuật số. Chương trình sẽ thực thi khi đáp ứng một số điều kiện được xác định trước, ví dụ: giải ngân khoản vay đến một địa chỉ được chỉ định sau khi đủ số tiền thế chấp.

 

Blockchain Ethereum đã giới thiệu hợp đồng thông minh cùng Máy ảo Ethereum (EVM), một máy trạng thái gần như hoàn chỉnh của Turing. Máy ảo EVM là công cụ tính toán cho Ethereum để biên soạn và chạy các hợp đồng thông minh.

 

Nhà phát triển viết mã cho hợp đồng thông minh bằng các ngôn ngữ lập trình có thể biên soạn thành EVM, chẳng hạn như Solidity và Vyper. Solidity cho đến nay là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất để mã hóa các hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum.

 

Ethereum đã đạt được rất nhiều động lực và trở thành loại tiền điện tử lớn thứ hai sau Bitcoin nhờ tính linh hoạt mà nó mang lại thông qua EVM và hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, Ethereum không phải là nền tảng hợp đồng thông minh duy nhất hiện có. Nhiều giao thức blockchain khác – thường được gọi là “các lựa chọn thay thế Ethereum” – cũng hỗ trợ các hợp đồng thông minh.

 

Một số nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến nhất ngoài Ethereum và được đánh giá cao bao gồm Cardano, Polkadot, TRON, EOS, Solana, Cosmos, v.v. Những nền tảng này rất khác biệt và cung cấp cách tiếp cận và kiến ​​trúc thiết kế hoàn toàn mới để giải quyết nhiều vấn đề, chẳng hạn như khả năng mở rộng, khả năng tương tác, và thông lượng giao dịch.

 

Mặc dù một số nền tảng hợp đồng thông minh tốt hơn nhiều về mặt công nghệ nhưng không nền tảng nào sánh được với Ethereum khi chúng ta nhìn vào các kết quả. Do hiệu ứng mạng và lợi thế của người tiên phong, Ethereum đã có được chỗ đứng vững chắc về số lượng người sử dụng.

 

Theo nhà cung cấp phân tích hàng đầu –  State of the DApps, có 7,250 hợp đồng thông minh được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau tính đến tháng 11/2022. Tuy nhiên, 4,900 hợp đồng thông minh trong số này là trên Ethereum, chiếm 67,5% thị phần. Nếu chúng ta nói riêng về các ứng dụng DeFi, DeFiPrime tuyên bố rằng đến nay có 202 dự án DeFi, và 178 trong số các dự án đó là trên Ethereum.

 

Do đó, nền tảng DeFi về cơ bản là các hợp đồng thông minh hoạt động trên các nền tảng hỗ trợ hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh Ethereum chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường này, đó cũng là lý do hầu hết các ứng dụng DeFi phổ biến nhất đều có trên Ethereum.

 

Tài chính phi tập trung khác với tài chính truyền thống (tập trung) như thế nào: DeFi vs. CeFi? 

Tài chính truyền thống – còn được gọi là tài chính tập trung (CeFi) sử dụng trung gian từ ngân hàng và những tổ chức tài chính khác cung cấp dịch vụ cho người dùng hoặc khách hàng của họ. Ngược lại, các sản phẩm DeFi tận dụng công nghệ blockchain để triển khai cấu trúc phi tập trung, ngang hàng, phẳng hơn và ít phân cấp hơn cho các giao dịch tài chính, tập trung vào khả năng tiếp cận cao hơn. Dưới đây là những khác biệt cơ bản giữa các mô hình DeFi và CeFi. 

 

Tính minh bạch 

Với việc bỏ qua dịch vụ trung gian, ứng dụng DeFi mở ra một mức độ minh bạch mới trong các dịch vụ nhờ tính chất ngang hàng vốn có. Các quy trình và tỷ lệ được xác định trong một mô hình minh bạch, với sự tham gia của người dùng thay vì tận dụng một thực thể tập trung, vô hình cho mục đích quản trị. 

 

Do đó, ứng dụng DeFi và các hoạt động của ứng dụng đó sẽ minh bạch hơn so với ứng dụng CeFi giống nó. Ngoài ra, việc loại bỏ trung gian trong mô hình P2P của DeFi cũng loại bỏ một điểm lỗi duy nhất đối với hệ thống tài chính – có thể là mục tiêu cho các vụ tấn công hoặc thao túng. Khác với CeFi, DeFi dựa trên sự đồng thuận và không thể bị thao túng mà cơ sở người dùng không nhận thức được. 

 

Tốc độ giao dịch

Việc loại bỏ một bên trung gian kiểm soát giao dịch cũng giúp quá trình xử lý giao dịch trong ứng dụng DeFi nhanh hơn. Quy trình xử lý giao dịch tốn ít thời gian hơn và hồ sơ được duy trì rõ ràng, có khả năng chống giả mạo và hiển thị rõ ràng cho tất cả những người tham gia. 

 

Ngoài tốc độ, mô hình phi tập trung cũng giúp xử lý giao dịch tiết kiệm hơn nhiều trong DeFi. Trong CeFi, các giao dịch tài chính cơ bản như chuyển tiền phụ thuộc vào giao tiếp liên ngân hàng khắp các khu vực địa lý và quá trình này còn bị chậm lại do các quy định áp đặt ở từng quốc gia. Ngược lại, một giao dịch xuyên biên giới sử dụng DeFi có thể được xử lý trong vài phút thay vì mất vài ngày với chi phí thấp. 

 

Khả năng kiểm soát tốt hơn cho người dùng 

Người dùng DeFi được giao quyền giám sát hoàn toàn đối với tài sản của họ và bảo mật là trách nhiệm của chính họ. Như đã đề cập ở trên, điều này ngăn cơ quan trung ương trở thành mục tiêu béo bở cho các vụ tấn công nhằm lấy tiền của người dùng. 

 

Mô hình này cũng mang lại hiệu quả chi phí cao hơn vì các tổ chức tài chính thường phải chi trả một khoản tiền lớn để bảo vệ tài sản của khách hàng và bảo hiểm chống lại tổn thất. DeFi không yêu cầu xa hoa như vậy. 

 

Luôn hoạt động

Thị trường tài chính thông thường chỉ hoạt động năm ngày một tuần trong giờ làm việc của ngân hàng, có thể khác nhau tùy thuộc từng địa điểm. Tuy nhiên, DeFi dựa vào công nghệ kỹ thuật số luôn hoạt động, giữ cho thị trường luôn mở và người dùng có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới vào bất kỳ lúc nào. 

 

Thị trường DeFi hoạt động liên tục mà không có thời gian đóng cửa thị trường. Do đó, tính thanh khoản của thị trường DeFi có thể được duy trì ổn định hơn so với các thị trường tài chính truyền thống, nơi thanh khoản có thể trở nên mỏng hơn khi thị trường đóng cửa. 

 

Bảo mật 

Được xây dựng trên công nghệ blockchain ưu việt, các ứng dụng DeFi sử dụng hợp đồng thông minh lưu trữ và xử lý dữ liệu theo cách chống giả mạo. Các tổ chức tài chính truyền thống dễ bị tấn công và thao túng bởi những kẻ tấn công bên trong hoặc bên ngoài. Ngược lại, DeFi tận dụng mô hình giao dịch P2P – tất cả những người tham gia đều có khả năng theo dõi đầy đủ, qua đó giúp ngăn chặn các thao tác như vậy. 

 

Có thể sử dụng Tài chính phi tập trung để làm gì? Các ứng dụng phổ biến nhất cho DeFi

Nguyên tắc tài chính là những khối xây dựng – hay còn gọi là lego đóng vai trò là nền tảng cho ngành dịch vụ tài chính ngày nay. Ứng dụng DeFi mang lại một hệ thống hệ thống tài chính thay thế hoàn chỉnh và tích hợp các nguyên tắc tài chính sau vào hợp đồng thông minh.

 

  • Sàn giao dịch phi tập trung cung cấp tính thanh khoản và khả năng hoán đổi hai tài sản khác nhau.

  • Stablecoin - Một tài sản kỹ thuật số có giá trị ổn định.

  • Tín dụng – Vay và cho vay, khả năng kiếm lãi trên tài sản nhàn rỗi.

 

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

DEX – hay các sàn giao dịch phi tập trung là nguyên tắc tài chính thứ ba cho hệ sinh thái DeFi. Sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch tài sản tiền điện tử của họ theo cách không cần sự tin cậy và phi tập trung. DEX không yêu cầu làm xác minh KYC và không có giới hạn khu vực.

 

Các sàn giao dịch phi tập trung gần đây đã đạt được động lực đáng kể, với hơn 26 tỷ USD giá trị bị khóa trên tất cả các DEX. Khác với một sàn giao dịch tập trung, DEX không giao dịch bằng tiền pháp định và chỉ hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử – tiền điện tử.

 

Nếu phân loại các sàn giao dịch phi tập trung, chúng ta sẽ thấy hai loại phổ biến nhất:

 

  • DEX dựa trên sổ lệnh – Các sàn giao dịch phi tập trung này hoạt động trên mô hình sổ lệnh thường được sử dụng bởi hầu hết các sàn giao dịch tập trung.

  • DEX dựa trên bể thanh khoản – Các sàn giao dịch phi tập trung này còn được gọi là “Nền tảng hoán đổi token”. Không giống cơ chế đặt lệnh truyền thống, các DEX này sử dụng bể thanh khoản, cho phép bạn giao dịch (hoán đổi) một cặp duy nhất tại một thời điểm.

 

Stablecoin 

Đúng như tên gọi, stablecoin mang lại một loại tài sản kỹ thuật số ổn định. Stablecoin là tiền điện tử được cố định giá với một tài sản ổn định bên ngoài (chẳng hạn như tiền pháp định USD) hoặc một loạt các tài sản khác nhau để hạn chế dao động và biến động giá.

 

Stablecoin là xương sống của DeFi. Chỉ trong 5 năm, stablecoin đã vượt mức tổng vốn hóa thị trường là 146 tỷ USD. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự tăng trưởng của chín loại stablecoin lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường.

 

Tổng vốn hóa thị trường của stablecoin | Nguồn: DefiLlama

 

Có bốn dạng stablecoin:

 

  • Fiat-backed – Giá của stablecoin được bảo chứng bằng tiền pháp định cố định với các loại tiền tệ pháp định như đồng USD. Các ví dụ bao gồm USDT, USDC, PAXBUSD.

  • Crypto-backed – Đây là những loại stablecoin được bảo chứng bằng các tài sản tiền điện tử thế chấp vượt mức. Nguyên nhân của việc thế chấp vượt mức là do tài sản tiền điện tử cơ bản (ví dụ: ETH, BTC) không ổn định. Các ví dụ bao gồm DAI, sUSD, aDAI và sUSD.

  • Commodity-backed – Loại stablecoin được bảo chứng bằng một loại hàng hóa như vàng hoặc bạc. Các ví dụ bao gồm PAXG, DGX, XAUT và GLC.

  • Algorithm-backed  – Đây là những stablecoin được bảo chứng bằng các thuật toán kiểm soát giá và duy trì giá ở một mức nhất định. Không giống như những loại còn lại, các stablecoin dạng này không yêu cầu bất kỳ tài sản thế chấp nào. Các ví dụ bao gồm AMPL, ESD và YAM.

 

Ngày nay, nhiều stablecoin cũng sử dụng mô hình lai. Họ kết hợp các loại hình nêu trên để đạt được mức giá ổn định và ít biến động hơn. RSV là một trong những stablecoin lai sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm các tài sản được bảo chứng bằng tiền điện tử và tiền pháp định như USDC và DAI.

 

Một đặc trưng độc đáo của stablecoin là chúng “bất khả tri về chuỗi” vì được cố định giá theo các tài sản bên ngoài. Stablecoin có thể tồn tại trên nhiều blockchain khác nhau, ví dụ: Tether là một stablecoin phổ biến và nó đồng thời tồn tại trên Ethereum, TRON, OMNI và một số nền tảng khác.

 

Tín dụng (Cho vay / Vay)

Thị trường tín dụng để cho vay và đi vay là nguyên tắc tài chính thứ ba của hệ sinh thái DeFi. Toàn bộ khu vực ngân hàng trên toàn thế giới đều hoạt động trên thị trường tín dụng, trong đó cho vay và đi vay chiếm một phần đáng kể tỷ trọng mô hình kinh doanh của họ.

 

Phân khúc cho vay là phân khúc DeFi lớn nhất, với hơn 39,25 tỷ USD bị khóa trong các giao thức cho vay DeFi khác nhau. Để so sánh, tổng giá trị bị khóa trong DeFi là 77,32 tỷ USD tại thời điểm viết bài, nghĩa là các giao thức cho vay DeFi chiếm hơn 50% tổng thị phần.

 

Cho vay và đi vay trong không gian DeFi rất khác so với các cơ chế truyền thống được sử dụng bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính khác. Bạn không cần nhiều tài liệu hoặc điểm tín dụng để vay tiền. Tất cả những gì bạn cần là hai thứ; đủ tài sản thế chấp và một địa chỉ ví.

 

DeFi cũng mở ra thị trường cho vay ngang hàng rộng lớn hơn cho những người muốn cho người vay mượn tài sản tiền điện tử của họ và kiếm lãi. Thị trường cho vay kiếm tiền dựa trên biên lợi nhuận ròng (NIM), giống như các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay P2P truyền thống.

 

Toàn bộ hệ sinh thái DeFi đang hoạt động dựa trên ba nguyên tắc tài chính cơ bản này. Khi kết hợp đúng cách, ta sẽ có được một ngành dịch vụ tài chính phi tập trung thay thế cởi mở, minh bạch, không cần sự tin cậy và không biên giới. 

 

Cách kiếm tiền trong DeFi? 

DeFi có thể là một con đường thú vị cho các nhà đầu tư muốn tạo thêm lợi nhuận từ lượng nắm giữ tiền điện tử của họ. Dưới đây là các cách khác nhau để kiếm thêm thu nhập thông qua ứng dụng tài chính phi tập trung. 

 

Staking 

Staking là quá trình cho phép người dùng kiếm được phần thưởng khi nắm giữ một số loại tiền điện tử sử dụng cơ chế đồng thuận Bằng chứng cổ phần (PoS). Bể staking trong ứng dụng DeFi hoạt động giống như một tài khoản ngân hàng tiết kiệm, cho phép người dùng bổ sung lượng nắm giữ các loại tiền điện tử cụ thể vào bể để kiếm phần trăm thưởng theo thời gian. Sau đó, tiền điện tử đem stake sẽ được giao thức DeFi đưa vào hoạt động và phần thưởng tạo ra sẽ được phân phối giữa cộng đồng các nhà đầu tư. 

 

Khai thác lợi suất 

Khai thác lợi suất là một chiến lược đầu tư tiên tiến hơn trong thế giới DeFi so với staking. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để tạo ra nhiều tiền lãi hơn khi nắm giữ tiền điện tử, mang đến cho người dùng một nguồn thu nhập thụ động tốt. Các giao thức DeFi sử dụng khai thác lợi suất để duy trì đủ tính thanh khoản của tài sản tiền điện tử trên nền tảng của họ, mang lại cho DEX tính thanh khoản cần thiết để duy trì các dịch vụ giao dịch và cho vay. 

 

Khai thác lợi suất được cung cấp bởi AMM (người tạo lệnh thị trường tự động). AMM là hợp đồng thông minh sử dụng sức mạnh của thuật toán để hỗ trợ giao dịch tài sản kỹ thuật số trên DEX. Đối với khai thác lợi suất, AMM cho phép thanh khoản đầy đủ mà không cần trung gian, tận dụng bể thanh khoản và nhà cung cấp thanh khoản cho mục đích này. 

 

Khai thác thanh khoản 

Dù khai thác thanh khoản và khai thác lợi suất thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng vẫn có một sự khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ này. Giống như khai thác lợi suất, khai thác thanh khoản cũng giúp duy trì đủ thanh khoản để tạo điều kiện giao dịch và trao đổi trong các giao thức DeFi. Tuy nhiên, khai thác thanh khoản tận dụng các hợp đồng thông minh và nhà cung cấp thanh khoản, trong khi khai thác lợi suất cần có AMM. 

 

Khác với khai thác lợi suất cung cấp phần thưởng dưới dạng APY trong một khoảng thời gian cố định khi người dùng khóa tài sản tiền điện tử của họ để thanh khoản, khai thác thanh khoản cung cấp phần thưởng dưới dạng token của nhà cung cấp thanh khoản (LP) hoặc token quản trị. 

 

Huy động vốn từ cộng đồng 

Mặc dù huy động vốn từ cộng đồng đã xuất hiện nhiều năm, nhưng DeFi đã thúc đẩy thêm cho phương pháp này bằng cách làm cho nó trở nên dễ dàng hơn dễ tiếp cận hơn. Sức mạnh của tính phi tập trung được kết hợp với tính đại chúng của cách thức huy động vốn phổ biến cho các sứ mệnh và dự án, nhờ vậy mà huy động vốn từ cộng đồng đang là một trong những cách thú vị nhất để kiếm doanh thu từ DeFi. 

 

Các dự án DeFi cho phép người dùng đầu tư lượng tiền điện tử nắm giữ của họ để đổi lấy phần thưởng hoặc vốn chủ sở hữu trong các dự án tiềm năng đang tìm cách huy động vốn. Huy động vốn từ cộng đồng cũng cho phép người dùng gây quỹ cho các hoạt động xã hội trong thế giới DeFi. Ngoài ra, huy động vốn cộng đồng ngang hàng cho phép người dùng gây quỹ từ nhau và tạo phần thưởng cho những đóng góp một cách minh bạch và không cần xin phép. 

 

Rủi ro của DeFi là gì? 

DeFi có thể là tương lai và sẽ còn tiếp tục phát triển về nhận thức và tỷ lệ áp dụng, nhưng nó cũng đi kèm với các yếu tố rủi ro và thách thức riêng. Hãy xem xét một số rủi ro lớn nhất mà DeFi phải đối mặt. 

 

Rủi ro phần mềm trong các giao thức

Giao thức DeFi chạy trên các hợp đồng thông minh, tiềm ẩn nguy cơ tồn tại các lỗ hổng có thể bị khai thác. Theo ImmuneFi, hơn 3,2 tỷ USD tiền điện tử đã bị đánh cắp khỏi các dự án DeFi trong năm 2021 và hơn 1 tỷ USD tiền điện tử chỉ trong ba tháng đầu năm 2022. Những cuộc tấn công được thực hiện bởi tin tặc đã xác định và khai thác thành công các lỗ hổng quan trọng trong phần mềm. 

 

Gian lận và Lừa đảo 

Mức độ ẩn danh cao và thiếu các quy trình KYC khiến một số người dùng rất dễ khởi chạy các dự án gian lận và lừa đảo trên thị trường DeFi. Các kế hoạch thao túng thị trường kiểu rug pull và pump-and-dump đã phổ biến trên bản tin xuyên suốt hai năm 2020 và 2021 khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Những tháng gần đây, các dự án lừa đảo đã đánh cắp tiền của nhiều nhà đầu tư từ các giao thức DeFi hàng đầu. Đây là một trong những yếu tố rủi ro quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư tổ chức lớn cảnh giác khi tham gia thị trường. 

 

Rủi ro thua lỗ

Do giá tiền điện tử có tính biến động cao, giá token trong bể thanh khoản của DEX cũng có thể thay đổi tương ứng. Giả sử giá của một token trong bể thanh khoản tăng nhanh, trong khi giá của token khác hầu như ổn định. Trường hợp đó, thu nhập của người dùng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, đôi khi là giảm, dẫn đến thua lỗ. Mặc dù rủi ro thua lỗ tạm thời có thể được giảm thiểu ở một mức độ nào đó bằng cách thực hiện phân tích dữ liệu lịch sử về giá của token trước khi thêm thanh khoản vào nhóm, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ rủi ro này do tính chất biến động cao và không thể đoán trước của thị trường tiền điện tử. 

 

Đòn bẩy 

Một số ứng dụng DeFi trong không gian phái sinh và giao sau cung cấp cho người dùng mức đòn bẩy rất cao, lên đến 100 lần. Mặc dù đòn bẩy cao rất hấp dẫn cho các giao dịch thắng, nhưng ngược lại thì các khoản thua lỗ cũng có thể rất nghiêm trọng. Đặc biệt là khi xem xét đến hành động giá biến động mạnh của thị trường tiền điện tử. May mắn là các DEX đáng tin cậy nhất chỉ cung cấp những mức đòn bẩy hợp lý để ngăn người dùng vay quá nhiều khi đặt cược vào thị trường. 

 

Rủi ro token  

Mọi token đầu tư bằng các giao thức DeFi đều cần được người dùng nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng điều này thường xuyên không xảy ra. Vì vội vàng bắt xu hướng hấp dẫn tiếp theo mà hầu hết người dùng không thực hiện thẩm định và kiểm tra trước khi đầu tư vốn tiền điện tử của họ. Khi đầu tư vào các token mới, yếu tố rủi ro sẽ đặc biệt cao, mặc dù tiềm năng nhận được phần thưởng cũng có thể lớn hơn. Việc đầu tư vào các token không có nhà phát triển và bảo chứng uy tín có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho nhà đầu tư. 

 

Rủi ro pháp lý

Mặc dù thị trường DeFi có TVL lên tới vài tỷ USD nhưng các cơ quan tài chính vẫn chưa hề tham gia điều tiết. Một số quốc gia và chính phủ đang cố gắng hiểu thị trường hoạt động như thế nào và đang xem xét thực hiện các quy định để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết người dùng đầu tư và sử dụng dịch vụ DeFi đều thiếu nhận thức về việc không có quy định trong lĩnh vực này. Các nhà đầu tư bị mất vốn tiền điện tử do gian lận và lừa đảo không có quyền truy đòi hợp pháp để lấy lại tiền và chỉ có thể dựa vào các giao thức DeFi để bảo vệ tiền của họ. 

 

Triển vọng trong tương lai cho DeFi 

Tài chính phi tập trung có tiềm năng giúp các sản phẩm tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn nhiều người dùng hơn. Lĩnh vực DeFi đã phát triển từ chỉ một vài DApp sang việc cung cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính thay thế mới, mở hơn, không cần sự tin cậy, không biên giới và không chịu sự kiểm soát từ bất kỳ ai. Các ứng dụng được đề cập ở trên cung cấp nền tảng để xây dựng các ứng dụng phức tạp và tinh vi hơn trong hệ sinh thái DeFi, chẳng hạn như các công cụ phái sinh, quản lý tài sản và bảo hiểm.

 

Ethereum rõ ràng đang thống trị hệ sinh thái DeFi nhờ hiệu ứng mạng và tính linh hoạt của nó. Tuy nhiên, một số nền tảng khác cũng cho thấy họ đủ điểm mạnh để hấp dẫn hơn Ethereum. Bản nâng cấp ETH 2.0 có khả năng cải thiện nhiều thứ trong Ethereum với cơ chế phân mảnh và cơ chế đồng thuận Bằng chứng cổ phần, đồng thời chúng ta có thể thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa Ethereum và các nền tảng hợp đồng thông minh khác nhằm giành thị phần trong hệ sinh thái mới nổi DeFi.

 

Bài học rút ra: Giải thích về tài chính phi tập trung (DeFi)

1. DeFi là một hệ thống tài chính được xây dựng trên công nghệ blockchain nhằm mục đích dân chủ hóa tài chính bằng cách loại bỏ các trung gian và cung cấp quyền truy cập nhiều hơn vào các dịch vụ tài chính.

2. Tầm quan trọng của DeFi nằm ở việc giải quyết sự thiếu tin tưởng vào các hệ thống tập trung và làm cho các dịch vụ tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người, bất kể vị trí hoặc tình trạng tài chính của họ.

3. DeFi hoạt động thông qua các hợp đồng thông minh, là các thỏa thuận tự thực hiện với các điều khoản của hợp đồng được viết trực tiếp thành mã, cho phép tự động hóa và phân cấp.

4. DeFi khác với tài chính truyền thống và CeFi ở một số điểm, bao gồm tính minh bạch tăng lên, tốc độ giao dịch nhanh hơn, khả năng kiểm soát tốt hơn cho người dùng, tính khả dụng 24/7 và quyền riêng tư được nâng cao.

5. Các ứng dụng phổ biến cho DeFi bao gồm sàn giao dịch phi tập trung (DEX), stablecoin và các dịch vụ tín dụng như cho vay và đi vay.

6. Cơ hội kiếm tiền trong DeFi bao gồm đặt cược, canh tác năng suất, khai thác thanh khoản và huy động vốn từ cộng đồng.

7. Bất chấp tiềm năng của nó, DeFi cũng đi kèm với những rủi ro, chẳng hạn như lỗ hổng phần mềm, gian lận và lừa đảo, tổn thất tạm thời, đòn bẩy, rủi ro token và sự không chắc chắn về quy định.

8. Triển vọng tương lai của DeFi rất hứa hẹn với sự tăng trưởng và đổi mới liên tục được mong đợi trong không gian này. Tuy nhiên, người dùng nên nhận thức được những rủi ro liên quan và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các dự án DeFi.

 

Tóm lại, tài chính phi tập trung cung cấp một cách tiếp cận mới và sáng tạo cho các dịch vụ tài chính, nhằm tạo ra một hệ thống toàn diện và minh bạch hơn. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, DeFi có tiềm năng định hình lại bối cảnh tài chính và cung cấp khả năng tiếp cận nhiều hơn các công cụ tài chính cho mọi người trên toàn thế giới.