Nillion (NIL) là gì? Tương lai của Xử lý Dữ liệu An toàn và Phi tập trung

Nillion (NIL) là gì? Tương lai của Xử lý Dữ liệu An toàn và Phi tập trung

Mới bắt đầu
    Nillion (NIL) là gì? Tương lai của Xử lý Dữ liệu An toàn và Phi tập trung

    Khám phá Nillion (NIL), mạng lưới phi tập trung mang tính đột phá sử dụng công nghệ tính toán mù để bảo mật dữ liệu nhạy cảm. Hướng dẫn dành cho người mới này sẽ giới thiệu về nguồn gốc của Nillion, cách hoạt động, tokenomics, trường hợp sử dụng chính và hướng dẫn chi tiết để bắt đầu.

    Giới thiệu 

    Khi quá trình chuyển đổi số ngày càng phát triển trên toàn cầu, việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, các blockchain truyền thống đã mở ra kỷ nguyên phi tập trung, mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những thách thức về khả năng mở rộng và bảo mật. 

     

    Đây là lúc Nillion (NIL) xuất hiện—một mạng lưới phi tập trung mang tính cách mạng, được thiết kế để xử lý dữ liệu có giá trị cao an toàn và hiệu quả. Bằng cách sử dụng một khái niệm mới được gọi là “tính toán mù” (blind computation), Nillion đang thiết lập các tiêu chuẩn mới cho việc xử lý dữ liệu mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn khám phá Nillion là gì, câu chuyện về sự ra đời và nguồn tài trợ của dự án, các cải tiến kỹ thuật thúc đẩy mạng lưới, tiện ích và cơ chế phân bổ token, các trường hợp sử dụng quan trọng, cũng như cách người dùng có thể bắt đầu xây dựng trên nền tảng thế hệ tiếp theo này. 

     

    Nillion (NIL) là gì?

    Nillion là một mạng lưới phi tập trung thế hệ mới đang tái định nghĩa việc xử lý dữ liệu bằng cách phi tập trung hóa niềm tin đối với thông tin nhạy cảm. Thay vì dựa vào cấu trúc blockchain truyền thống, Nillion sử dụng các kỹ thuật mật mã tiên tiến để cho phép “tính toán mù” (blind computation) — một quá trình giữ cho dữ liệu luôn được mã hóa trong suốt vòng đời của nó, từ giai đoạn lưu trữ, truyền tải cho đến xử lý. 

     

    Nillion được thành lập vào tháng 11 năm 2021 bởi nhóm phát triển gồm những nhà sáng lập đổi mới có tư duy tiến bộ, đó là Alex Page và Andrew Masanto. Tầm nhìn của họ là tạo ra một hệ thống có thể xử lý dữ liệu có giá trị cao một cách an toàn mà không để lộ thông tin nhạy cảm. Đây có thể xem là một bước đột phá so với các blockchain truyền thống.

     

    Dự án đã nhận được sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ, với hơn 20 triệu USD huy động được trong vòng gọi vốn hạt giống (seed funding) và các vòng gọi vốn tiếp theo nâng tổng số vốn lên từ 45 đến 65 triệu USD. Trong số đó, những nhà đầu tư nổi bật bao gồm HashKey Capital, AU21 Capital, Big Brain Holdings và Distributed Global. Phương thức tiếp cận huy động vốn đa dạng này không chỉ thúc đẩy quá trình phát triển nhanh chóng mà còn đảm bảo mạng lưới được xây dựng với tầm nhìn dài hạn và tập trung vào cộng đồng.

     

     

    Thông tin về Airdrop và ra mắt Mainnet của Nillion

    Chương trình Airdrop của Nillion sẽ thưởng cho các thành viên cộng đồng và những người tham gia sớm với tối đa 75 triệu token NIL, được phân bổ như một phần trong nỗ lực phi tập trung hóa mạng lưới. Những người đủ điều kiện—bao gồm các thành viên cộng đồng hoạt động tích cực (chẳng hạn như tình nguyện viên trên Discord và người mint (đúc) POAP), các nhà phát triển và những người tham gia chương trình xác thực—có thể đăng ký yêu cầu nhận airdrop thông qua trình kiểm tra tính đủ điều kiện chính thức (official eligibility checker), được mở đến 3 tháng 2 năm 2025, lúc 5 giờ chiều UTC. Để nhận token, người dùng cần kết nối và đăng ký ví tiền điện tử Nillion của mình (hỗ trợ bởi Keplr hoặc Leap). Ngoài ra, những người stake trước (pre-stake) token của họ thông qua việc ủy quyền quyền biểu quyết sẽ nhận được phần thưởng bổ sung. 

     

    Sau khi Alpha Mainnet được ra mắt, dự kiến vào quý 1 năm 2025, những người tham gia đủ điều kiện sẽ nhận được token NIL trực tiếp vào ví tiền điện tử đã đăng ký của họ. Việc ra mắt mainnet (mạng chính) đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình triển khai theo giai đoạn của Nillion. Do đó, người dùng được khuyến khích hoàn thành tất cả các bước đăng ký cần thiết, theo dõi các kênh chính thức của dự án để cập nhật và tham gia vào các hoạt động trên testnet (mạng thử nghiệm) của mạng lưới. Cách tiếp cận chủ động này không chỉ đảm bảo quyền nhận airdrop của người dùng mà còn giúp tận dụng tối đa khả năng xử lý dữ liệu phi tập trung và an toàn của Nillion. 

     

    Nillion hoạt động như thế nào?

    Tổng quan về kiến trúc của Nillion | Nguồn: Tài liệu Nillion 

     

    Nillion giải quyết các thách thức quan trọng trong xử lý dữ liệu bằng cách đảm bảo quyền riêng tư mạnh mẽ, khả năng mở rộng và phi tập trung hóa niềm tin. Theo đó, mô hình tính toán mù (blind computation) sáng tạo của Nillion giúp dữ liệu luôn được mã hóa ở mọi giai đoạn xử lý, bảo vệ thông tin nhạy cảm khỏi nguy cơ bị lộ. Đồng thời, kiến trúc phân lớp cùng các kỹ thuật mật mã hiệu quả giúp mạng lưới mở rộng nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật hay hiệu suất. 

     

    Ngoài ra, bằng cách phân phối các tác vụ xử lý trên một mạng lưới rộng lớn gồm nhiều node (nút), Nillion loại bỏ các điểm lỗi đơn lẻ và giảm thiểu rủi ro từ cơ quan quản lý tập trung. Cách tiếp cận phi tập trung này không chỉ nâng cao tính bảo mật tổng thể mà còn tạo ra một hệ thống vững chắc, trong đó không có thực thể đơn lẻ nào có thể làm suy giảm tính toàn vẹn của mạng lưới. 

     

    Các tính năng chính của công nghệ Nillion

    • Tính toán mù (Blind Computation): Không giống như các hệ thống truyền thống yêu cầu giải mã dữ liệu để xử lý, Nillion cho phép nhiều node (nút) thực hiện tính toán trên dữ liệu đã mã hóa. Điều này đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm không bao giờ bị lộ, ngay cả trong các phép tính phức tạp.

    • Các kỹ thuật mật mã tiên tiến: Nillion sử dụng một loạt công nghệ hiện đại, bao gồm:

      • Multi-Party Computation - MPC (Tính toán đa bên): Công nghệ này cho phép nhiều node (nút) cùng tính toán một hàm mà không cần tiết lộ dữ liệu đầu vào riêng tư của họ.

      • Fully Homomorphic Encryption - FHE (tạm dịch: Mã hóa đồng hình hoàn toàn): Cho phép thực hiện các phép toán trên dữ liệu đã mã hóa, đảm bảo quyền riêng tư xuyên suốt quá trình xử lý.

      • Zero-Knowledge Proofs - ZKP (Bằng chứng không tri thức): Cung cấp phương pháp xác thực tính toán mà không tiết lộ dữ liệu cơ bản, tăng cường độ tin cậy và bảo mật.

      • Ngôn ngữ Nada: Một ngôn ngữ chuyên biệt được thiết kế để xây dựng các chương trình MPC an toàn, giúp đơn giản hóa quá trình phát triển các ứng dụng bảo vệ quyền riêng tư.

    • Kiến trúc mạng phân lớp: Cấu trúc của Nillion bao gồm ba lớp chính:

      • Lớp xử lý (Processing Layer): Đảm nhiệm các phép tính bảo mật sử dụng thuật toán mật mã tiên tiến.

      • Lớp điều phối (NilChain): Quản lý giao tiếp, thanh toán và quản trị giữa các node (nút). Đây là một môi trường tương tự như blockchain, được tối ưu hóa chỉ để xử lý các tương tác nội bộ giữa các node.

      • Lớp kết nối (Connectivity Layer): Hoạt động như một cổng giao tiếp, kết nối mạng phi tập trung của Nillion với các hệ thống bên ngoài và blockchain khác, mở rộng khả năng ứng dụng của nền tảng.

    • Bộ công cụ triển khai node (Node Deployment Kit - NDK): Nillion đơn giản hóa quá trình tham gia mạng bằng bộ NDK—một tập hợp các công cụ giúp triển khai và quản lý node dễ dàng. Điều này khuyến khích sự tham gia rộng rãi và đảm bảo tính bền vững của mạng lưới.

    • SecretVault: Hệ thống lưu trữ phi tập trung của Nillion giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm bằng cách chia nhỏ chúng thành các phần mã hóa và lưu trữ trên nhiều node nilDB. Cụ thể, ngay cả khi một node bị xâm phạm, dữ liệu bị đánh cắp cũng chỉ là một mảnh không đầy đủ. SecretVault tận dụng các công cụ như nilQL để mã hóa/giải mã và SecretDataAnalytics để truy vấn, cho phép quản lý dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả thông qua quá trình đăng ký tổ chức và xác định các tập dữ liệu có cấu trúc.

    Nillion SecretVault hoạt động như thế nào | Nguồn: Tài liệu Nillion 

     

    Các trường hợp sử dụng chính của mạng lưới Nillion

    • AI được cá nhân hóa: Huấn luyện và suy luận mô hình AI trên dữ liệu đã mã hóa cho các ứng dụng như chăm sóc sức khỏe, nhờ đó đảm bảo thông tin nhạy cảm luôn được bảo mật.

    • Giao dịch phi tập trung: Sử dụng công nghệ tính toán mù để giữ bí mật các lệnh giao dịch, giảm thiểu rủi ro như front-running (chạy trước) và thao túng dữ liệu.

    • Quản lý danh tính: Cho phép xác minh danh tính kỹ thuật số an toàn mà không tiết lộ thông tin cá nhân, giúp đăng nhập và xác thực an toàn hơn.

    • Tổng hợp dữ liệu an toàn: Thu thập dữ liệu một cách bảo mật từ các thiết bị IoT (Internet vạn vật), cảm biến nông nghiệp và chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả mà vẫn bảo vệ thông tin độc quyền.

    • Nhắn tin bảo mật trước mối đe dọa lượng tử: Cung cấp các giải pháp liên lạc thế hệ mới có khả năng chống lại các mối đe dọa từ máy tính lượng tử, lý tưởng cho ngành tài chính và y tế.

    • Phân tích y tế: Hỗ trợ xử lý dữ liệu y tế hợp tác giữa các tổ chức, thúc đẩy nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân mà không vi phạm quyền riêng tư.

    Tiện ích của token Nillion (NIL) 

    Token NIL là nền tảng của hệ sinh thái Nillion, đóng vai trò thúc đẩy giao dịch, khuyến khích bảo mật mạng lưới và hỗ trợ cơ chế quản trị. 

     

    Với tổng nguồn cung 1 tỷ token, NIL phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong mạng lưới như: 

     

    • Bảo mật mạng: Người nắm giữ token có thể staking NIL để giúp bảo vệ Lớp điều phối (Coordination Layer). Cơ chế staking này tuân theo mô hình Bằng chứng cổ phần được ủy quyền (delegated proof-of-stake), đồng thời trao quyền biểu quyết cho người nắm giữ trong quản trị mạng.

    • Quản lý tài nguyên: Các giao dịch trên Lớp điều phối của Nillion—chẳng hạn như thực hiện yêu cầu tính toán mù đều yêu cầu sử dụng token NIL, do đó token giúp đảm bảo việc phân bổ tài nguyên mạng lưới một cách hiệu quả.

    • Cơ chế thưởng: Các node (nút) tham gia vào quá trình xử lý và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn sẽ được thưởng bằng token NIL, tạo ra một hệ thống khuyến khích mạnh mẽ.

    • Quản trị: Chủ sở hữu NIL có quyền bỏ phiếu đối với các đề xuất và thay đổi quan trọng của mạng lưới, đảm bảo dự án duy trì tính phi tập trung và định hướng bởi cộng đồng.

    Cách tạo ví Nillion và gửi token NIL

    Bắt đầu với Nillion rất đơn giản khi bạn có một ví được kết nối với mạng lưới. Hãy làm theo các bước sau để tạo ví Nillion bằng một tùy chọn được hỗ trợ như Keplr và tìm hiểu cách gửi token NIL một cách an toàn. 

     

    Dưới đây là hướng dẫn cách tạo ví Keplr để giúp bạn bắt đầu. 

     

    Các bước tạo ví Nillion

    Nillion hỗ trợ ví Keplr và Leap. Hướng dẫn này sẽ sử dụng Keplr làm ví dụ: 

     

    • Tải xuống Keplr: Truy cập trang tải xuống Keplr và chọn trình duyệt bạn đang sử dụng—Chrome là lựa chọn được khuyên dùng. Tiếp đó, nhấn “Add to Chrome” (Thêm vào Chrome) để cài đặt tiện ích mở rộng Keplr.

    • Cài đặt tiện ích mở rộng & tạo ví: Sau khi cài đặt, Keplr sẽ tự động mở trong một tab mới. Nhấn “Create a new wallet” (Tạo ví mới)  để tạo ví mới.

    • Tạo cụm từ khôi phục: Bạn sẽ được yêu cầu tạo một cụm từ khôi phục (recovery phrase). (Các nhà phát triển có thể sử dụng tùy chọn “Sign-up with Google” (Đăng ký với Google) nếu bạn cần xem khóa riêng tư cho mục đích phát triển). Bạn nên ghi lại và lưu trữ cụm từ này ở một nơi an toàn—đây là cách duy nhất để khôi phục ví của bạn.

    • Đặt mật khẩu ví: Xác nhận cụm từ khôi phục bằng cách nhập đúng thứ tự các từ, sau đó đặt tên cho ví của bạn và thiết lập một mật khẩu mạnh. Mật khẩu này sẽ được sử dụng để đăng nhập vào Keplr trên thiết bị của bạn.

    • Thêm mạng Nillion: Trong giao diện của ví Keplr, mở trang “Keplr Chains” và tìm kiếm “Nillion”. Nhấp vào “Add to Keplr” (Thêm vào Keplr) và sau đó “Approve” (Phê duyệt) để thêm. Tiếp theo, mở menu Keplr, chọn “Manage Chain Visibility” (Quản lý khả năng hiển thị chuỗi), tìm kiếm “NIL” và bật nó lên. Lưu cài đặt của bạn; bây giờ bạn sẽ thấy số dư NIL token (ban đầu là 0 NIL) trên tab Home (Trang chủ).

    • Tìm địa chỉ ví Nillion: Trong tiện ích mở rộng Keplr, nhấp vào “Copy address” (Sao chép địa chỉ) bên cạnh chuỗi NIL. Địa chỉ ví này (thường bắt đầu bằng “nillion”) có thể được chia sẻ với những người muốn gửi cho bạn token NIL.

    Cách gửi token NIL đến ví Nillion

    Sau khi thiết lập ví Nillion và có một số token NIL, việc gửi chúng đến một ví Nillion khác rất đơn giản:

     

    • Mở Keplr và kiểm tra số dư NIL: Trên tab Home (Trang chủ), sử dụng trường “Search for asset or chain” (Tìm kiếm tài sản hoặc chuỗi) để nhập “NIL”. Bước này sẽ hiển thị số dư NIL hiện tại của bạn trên mạng Nillion.

    • Bắt đầu giao dịch: Nhấp vào “NIL” để mở giao diện token, sau đó nhấp vào “Send” (Gửi).

    • Nhập chi tiết giao dịch:

      • Địa chỉ ví nhận: Dán địa chỉ ví Nillion hợp lệ (địa chỉ này phải bắt đầu bằng “nillion”) của người hoặc nền tảng bạn muốn gửi token đến.

      • Số lượng token: Nhập số lượng token NIL cần gửi hoặc nhấp vào “Max” (Tối đa) để gửi toàn bộ số dư trừ phí giao dịch (Tx Fee).

      • Memo (Tùy Chọn): Thêm thông tin memo vào giao dịch nếu cần.

    • Xem xét và xác nhận: Nhấp vào “Next” (Tiếp theo) và kiểm tra kỹ thông tin giao dịch. Khi đã xác nhận, nhấp vào “Approve” (Phê duyệt) để gửi token NIL. Đợi thông báo thành công để xác nhận giao dịch đã hoàn tất.

    • Xác minh giao dịch: Sử dụng trình khám phá blockchain của Nillion (chẳng hạn như nilChain Testnet, nilChain Mainnet, explorers.guru, hoặc ping.pub) để dán địa chỉ ví Nillion của bạn vào thanh tìm kiếm. Kiểm tra mục “Transactions” (Giao dịch) để xem chi tiết giao dịch mới nhất và xác nhận rằng token NIL của bạn đã được gửi đi.

    Bằng cách làm theo các bước này, bạn có thể dễ dàng tạo ví Nillion, bảo mật cụm từ khôi phục của mình và gửi token NIL để kết nối với hệ sinh thái Nillion rộng lớn. 

     

    Phần kết luận

    Nillion (NIL) đang tiên phong mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực xử lý dữ liệu an toàn và phi tập trung bằng cách kết hợp tính toán mù với các công nghệ mật mã tiên tiến. Cách tiếp cận đổi mới của Nillion giải quyết những thách thức tồn đọng về quyền riêng tư dữ liệu, khả năng mở rộng và phi tập trung hóa niềm tin, tạo nền tảng cho một hệ sinh thái mạnh mẽ hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau—từ AI cá nhân hóa đến giao dịch phi tập trung an toàn. Khi dự án tiếp tục phát triển, nền tảng này sẽ mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các nhà phát triển, nhà giao dịch và nhà đầu tư quan tâm đến việc tận dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao bảo mật và hiệu quả dữ liệu.

     

    Tuy nhiên, giống như bất kỳ công nghệ mới nào, Nillion cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Người dùng và nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc các yếu tố như biến động thị trường cũng như thách thức kỹ thuật trước khi tham gia nền tảng. Thông tin này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không được coi là lời khuyên tài chính hoặc đầu tư. 

     

    Đọc thêm

     

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên trang này có thể được lấy từ bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc ý kiến của KuCoin. Nội dung này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin chung, không có bất kỳ đại diện hay bảo đảm nào dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không được hiểu là lời khuyên tài chính hay đầu tư. KuCoin sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào hoặc về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin này. Việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vui lòng đánh giá cẩn thận rủi ro của sản phẩm và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn dựa trên hoàn cảnh tài chính của chính bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụngTiết lộ rủi ro của chúng tôi.